adsads
Untitled design 300
Lượt Xem 959

Giải quyết vấn đề chính là một kỹ năng cần có trong cuộc sống cũng như trong công việc. Những kỹ năng dưới đây sẽ giúp bạn đi đúng hướng.

 

1. Lợi ích mang lại nếu hiểu rõ kỹ năng này là gì?

  • Kỹ năng giải quyết các vấn đề là một trong những kỹ năng mà các chuyên gia kinh doanh thành công và doanh nghiệp nhất định phải có. Hơn thế nữa, người có kỹ năng này không chỉ làm những người đưa ra quyết định tốt hơn, có nhiều cơ hội trong việc làm, được thăng tiến và sự tín nhiệm của cấp trên trong công việc. 
  • Theo nghiên cứu cho thấy, hạnh phúc phụ thuộc nhiều hơn vào các cơ hội để đưa ra quyết định đúng đắn chứ không phải là tiền bạc. 
  • Kỹ năng này là một chuỗi những đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không có một công thức chung nào, không vấn đề nào giống vấn đề nào để giải quyết một cách hiệu quả nhất. 
  • Cuộc sống không lường trước điều gì cả, tất cả vấn đề ồ ạt đến với chúng ta hàng ngày. Lúc thì nhỏ nhưng đôi khi là lớn, bất cứ khi nào và bạn không thể phủ nhận rằng bạn cần nó.
  • Tóm lại, tầm quan trọng của khả năng ” thanh toán ” những vấn đề hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều hơn và tốt hơn các cơ hội cho sự thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

 

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề chính là chìa khóa giúp bạn ra quyết định hiệu quả

Hãy hiểu rõ nguồn gốc vấn đề:

  • Sự việc bất kỳ dù lớn hay nhỏ nhưng để tìm được phương pháp giải quyết thật khoa học thì việc trước tiên bạn phải hiểu rõ được nguồn gốc của việc đó. Khi đã tìm ra được nguồn gốc nguyên nhân vấn đề bạn sẽ có giải pháp tốt để xử lý vấn đề đó mà không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc.
  • Đừng vội vàng đưa ra quyết định mà hãy xem xét kỹ xem đó có phải vấn đề quan trọng để giải quyết hay không. Bởi không phải lúc nào bạn cũng nhìn thấy từ góc nhìn của mình.

Nhìn nhận, phân tích vấn đề và  tìm hướng giải quyết:

  • Đây được xem là một bước khó khăn nhất trong kỹ năng này và ra quyết định.
  • Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, biết được vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào, có nghiêm trọng hay không và đưa ra các lựa chọn hợp lý nhất để xử lý vấn đề một cách tốt nhất.
  • Hãy nhìn nhận vấn đề bằng cách khách quan và bao quát nhất, bởi nếu không rõ ràng mà đi giải quyết thì không những không giải quyết được mà còn làm mọi việc rắc rối thêm. 
  • Bạn sẽ nhận ra rằng mình đã làm những gì, những yếu điểm còn thiếu sót. Cái gì làm chưa tốt để biết nó phát sinh từ đâu,tại sao lại mắc phải, phải làm sao để giải quyết được vấn đề và tiếp tục đi.
  • Hãy giả sử rằng đó là vấn đề không hề phức tạp và mình sẽ tìm ra được giải pháp khoa học nhất để xử lý nó. Không nên quan trọng hóa vấn đề, bởi như vậy vô tình bạn đẩy mình vào tình huống khó, luôn căng thẳng vì cho rằng vấn đề của mình quá lớn, không dễ  dàng tìm được cách giải quyết. 

Hãy lựa chọn giải pháp phù hợp với tình huống của bạn:

  • Đây là bước vô cùng quan trọng sẽ quyết định đến kết quả của vấn đề.
  • Nếu bạn chọn giải pháp sai đồng nghĩa với việc “ thanh toán “ vấn đề của bạn sẽ rơi vào bế tắc. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ giải pháp. Hãy nhìn lại nguồn gốc phát sinh, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chắc chắn rằng giải pháp bạn lựa chọn là hợp lý nhất.
  • Hãy nhớ là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.
  • Việc tiếp theo bạn cần làm là đề ra mục tiêu. Khi làm bất kỳ việc gì bạn đều cần phải có mục tiêu. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để đi được đến cái đích cuối cùng đó.

Đến lúc bắt tay vào thực hiện giải pháp bạn vừa đề ra rồi: 

  • Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất, bây giờ nhiệm vụ của bạn là bắt tay vào thực hiện hay đúng hơn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề. 
  • Đây là khâu vô cùng quan trọng, những vấn đề có thể phát sinh thêm sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. 
  • Vì vậy, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh, để chắc chắn rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt nhất và mang lại kết quả như mong  muốn.  

Và cuối cùng hãy đánh giá lại vấn đề và cách giải quyết vấn đề của bạn:

  • Bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không?
  • Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Bạn hãy thường xuyên rèn luyện cho mình bằng những tình huống thực tế.  Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có một kỹ năng giải quyết vấn đề thật tốt để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers