adsads
Untitled design 23
Lượt Xem 5 K

Hiện nay chưa nhà khoa học nào chỉ ra được nguyên nhân chắc chắn gây nên căn bệnh này. Mặc dù vậy, vào những năm 1970, một số nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ đã tạm chấp nhận nguyên nhân gây bệnh là do đa yếu tố. Những người mắc bệnh nhà kín rất đa dạng về thành phần, tuy nhiên chủ yếu vẫn là những người làm việc thường xuyên ở văn phòng.

 

Các triệu chứng của bệnh nhà kín

  • Đau đầu và chóng mặt
  • Buồn nôn liên tục không kiềm chế được
  • Nhức mỏi cơ và đau nhức các khớp toàn thân
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Kém tập trung
  • Tức ngực, khó thở hoặc sổ mũi
  • Mắt và họng khó chịu
  • Kích ứng da (nổi mẩn da, ngứa, da khô)

Các triệu chứng trên có thể xảy ra độc lập hoặc kết hợp với nhau và có thể thay đổi qua thời gian. Cơ địa khác nhau cũng khiến triệu chứng mà mỗi người gặp phải là khác biệt. Để biết chắc chắn là mình có mắc bệnh nhà kín không, hãy thử kiểm tra bằng cách sau: ngay khi phát hiện có các triệu chứng, hãy rời khỏi tòa nhà làm việc, nếu như các triệu chứng biến mất và xuất hiện lại khi quay trở vào trong, thì chắc chắn bạn đã mắc bệnh nhà kín!

Hội chứng nhà kín - Căn bệnh phổ biến ở nhân viên văn phòng

Tức ngực, khó thở, đau bụng, buồn nôn khi trong văn phòng là triệu chứng thường gặp của bệnh

 

Đối tượng có thể mắc bệnh nhà kín

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nhà kín, nhưng nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc trong các tòa nhà hiện đại ít cửa sổ và hệ thống thông gió kém, thường ngồi điều hòa là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Khả năng mắc bệnh lại càng cao hơn với nhóm người thường xuyên làm việc với máy tính hoặc màn hình các thiết bị điện tử.

Phụ nữ có khả năng mắc bệnh nhà kín nhiều hơn nam giới. Cũng bởi vì công việc văn phòng ngồi một chỗ thường do phụ nữ đảm nhận nhiều hơn cánh mày râu.

 

Môi trường nảy sinh bệnh nhà kín

Bất cứ tòa nhà làm việc nào cũng có thể là môi trường phát triển của căn bệnh “hiện đại” này. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những nơi càng có nhiều người hoạt động càng làm tăng khả năng nảy sinh bệnh như thư viện, bảo tàng, trường học v.v.. Thậm chí nhiều nhân viên văn phòng còn gặp các triệu chứng của bệnh khi ở nhà. Vậy là do đâu? Có thể là các triệu chứng trên không hoàn toàn là do bệnh nhà kín mà còn do các bệnh lý khác. Vậy nên khi về nhà, hãy đảm bảo nhà bạn được vệ sinh sạch sẽ, an toàn, các thiết bị báo cháy và thoát khí thường xuyên được bảo dưỡng. Giữ cửa sổ mở nhiều hơn để không khí được lưu thông. Thường xuyên quét dọn, tránh bụi bặm, bừa bãi. Trang trí nhà ở, phòng làm việc hài hòa, mát mẻ và thoải mái nhất có thể.

 

Phòng ngừa bệnh nhà kín

Đối với phía chủ doanh nghiệp:

– Hãy thường xuyên quan tâm tới nhân viên làm việc cho mình, tìm hiểu và khảo sát xem nhân viên có thường xuyên gặp các triệu chứng như trên không? Nếu có, hãy điều chỉnh lại các yếu tố môi trường làm việc cho phù hợp để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe nhân viên và tiến độ công việc.

– Kiểm tra vệ sinh chung của tòa nhà, bao gồm cả việc kiểm tra các máy hút bụi có làm việc tốt hay không, có thường xuyên được làm vệ sinh bộ lọc hay không, bụi có được quét và rác thải có được đổ thường xuyên không?

– Kiểm tra hoạt động của hệ thống thông gió và điều hòa không khí;

– Kiểm tra bộ lọc không khí và bổ sung các máy tạo độ ẩm trong văn phòng nếu như độ ẩm xuống dưới 40%.

Hội chứng nhà kín - Căn bệnh phổ biến ở nhân viên văn phòng

Bài trí môi trường văn phòng gần gũi với tự nhiên để tránh bệnh nhà kín

Đối với nhân viên văn phòng:

Hãy tự nhận biết các dấu hiệu bệnh nhà kín, điều chỉnh hoạt động và môi trường làm việc của riêng mình để phòng tránh, cụ thể:

– Mở cửa sổ để không khí lưu thông thay vì liên tục sử dụng điều hòa;

– Tổ chức và sắp xếp công việc một cách khoa học, tránh stress và căng thẳng kéo dài;

– Nghỉ ngơi khi làm việc quá lâu trước máy tính. Cứ mỗi 10-20 phút lại đứng dậy và di chuyển tới nơi thoáng khí;

– Khi nghỉ ngơi giữa giờ hoặc giờ ăn trưa, thay vì ngồi ỳ trong phòng, hãy tích cực ra ngoài, vận động và đi bộ tới nơi ăn trưa;

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể;

– Trao đổi thẳng thắn với cấp trên về triệu chứng nhà kín của mình để nhận được sự giúp đỡ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất;

– Tìm gặp bác sỹ ở các trung tâm y tế tin cậy khi cảm thấy các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Bệnh nhà kín hay hội chứng nhà cao tầng ngày càng trở nên phổ biến ở nhân viên văn phòng. Ở Việt Nam, đã có nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu về vấn đề này, ví dụ như Viện nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật bảo hộ lao động, nhằm đem lại môi trường làm việc tốt hơn, đảm bảo sức khỏe và hiệu suất làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, trước hết bản thân mỗi nhân viên văn phòng cần tự mình điều chỉnh vị trí làm việc và giữ vệ sinh môi trường xung quanh. Hãy tự bảo vệ sức khỏe cho mình nhé!

 

— HR Insider / Theo blog.generali-life.com.vn —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers