adsads
HRBP là gì? Tìm hiểu vai trò vị trí trong doanh nghiệp
Lượt Xem 362

HRBP là gì? Những kỹ năng nào cần có để thành công trong vai trò này? Đây là những câu hỏi đang được nhiều người quan tâm, bởi vị trí này không chỉ là về quản lý nhân sự mà còn là một đối tác chiến lược quan trọng trong doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn vị trí này, cùng HR Insider tìm câu trả lời thông qua nội dung dưới đây.

HRBP là gì?

HRBP viết tắt của “Human Resources Business Partner”, nghĩa là “Nhân sự – đối tác kinh doanh”. Đây là vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự của một tổ chức, doanh nghiệp. Thay vì chỉ là phòng Nhân sự truyền thống, HRBP đóng vai trò đồng hành chính trong việc định hình và thúc đẩy chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh của tổ chức. Điều này bao gồm việc hiểu rõ về mục tiêu, nhu cầu và thách thức của doanh nghiệp, từ đó phát triển và triển khai các chiến lược nhân sự nhằm tối ưu hóa hiệu suất và phát triển bền vững.

Human Resources Business Partner

Human Resources Business Partner

Nguồn gốc tạo nên vai trò HRBP

HRBP bắt nguồn từ năm 1997 khi Dave Ulrich – một chuyên gia hàng đầu về quản trị nhân sự, đề xuất mô hình HRBP trong cuốn sách “Human Resource Champions”. Mô hình này nhấn mạnh vai trò của bộ phận nhân sự là một đối tác chiến lược của doanh nghiệp, hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

Theo mô hình HRBP, bộ phận nhân sự có 3 trọng trách cốt lõi:

  • HR Share Service: Cung cấp giải pháp và dịch vụ chung như tư vấn, giải quyết sự cố và xử lý thủ tục khiếu nại.
  • CoE – Center of Excellence: Chuyên gia tuyển dụng chịu trách nhiệm về quy trình tuyển dụng, phúc lợi nhân viên, quan hệ nhân viên và đào tạo.
  • HR Business Partner: Kết nối nhân sự với mục tiêu tổ chức, đảm bảo chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu tổ chức.

Theo mô hình này, HRBP cần có kiến thức và kỹ năng về quản trị nhân sựkinh doanh để tư vấn và hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp. Họ làm việc trực tiếp với các bộ phận kinh doanh để hiểu nhu cầu và thách thức, từ đó thiết kế và triển khai các giải pháp nhân sự phù hợp. Mô hình HRBP đã được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp trên thế giới và ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Vai trò của HRBP đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần vị trí HRBP vì những lý do sau:

  • Chiến lược nhân sự hiệu quả: Với vị trí HRBP, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng chiến lược nhân sự được phát triển và triển khai một cách hiệu quả. HRBP là người kết nối giữa nhân sự và mục tiêu kinh doanh, đảm bảo rằng các chính sách và quy trình nhân sự hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu tổ chức.
  • Đối tác chiến lược cho lãnh đạo: HRBP không chỉ thực hiện các nhiệm vụ nhân sự cơ bản mà còn là một đối tác chiến lược cho lãnh đạo. Họ có khả năng tư vấn và hỗ trợ lãnh đạo trong việc xây dựng và triển khai chiến lược tổ chức, đảm bảo rằng nhân sự được sử dụng và phát triển một cách tối ưu để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Vai trò của HRBP đối với doanh nghiệp

Vai trò của HRBP đối với doanh nghiệp

  • Quản lý hiệu suất và phát triển nhân sự: Giúp doanh nghiệp quản lý hiệu suất và phát triển nhân sự một cách chủ động. Họ có thể đánh giá và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, phát triển kỹ năng và năng lực của họ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
  • Quản lý mối quan hệ nhân viên: Đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý mối quan hệ nhân viên. Họ có thể tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, giải quyết xung đột và tạo môi trường làm việc tích cực, góp phần xây dựng một văn hóa tổ chức tốt.
  • Định hình văn hóa tổ chức: Đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và duy trì văn hóa tổ chức. Họ có thể thúc đẩy các giá trị, mục tiêu và hành vi phù hợp với mục tiêu và giá trị tổ chức, đảm bảo rằng tất cả các hoạt động nhân sự đều tương thích với văn hóa tổ chức.

Nhiệm vụ công việc của HRBP là gì?

Sau khi hiểu rõ khái niệm HRBP là gì, bạn cần hiểu thêm nhiệm vụ công việc mà HRBP cần hoàn thành, bao gồm:

  • Kết nối với Chiến lược Kinh doanh: HRBP là người kết nối nhân sự với chiến lược kinh doanh của tổ chức. Họ phải hiểu rõ về mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp để đảm bảo rằng chiến lược nhân sự được phát triển và triển khai một cách phù hợp.
  • Quản lý Hiệu suất và Phát triển: Giám sát hiệu suất của nhân viên và đề xuất các biện pháp để cải thiện hiệu suất và phát triển năng lực của họ thông qua các chương trình đào tạo, coaching và phát triển sự nghiệp.
  • Tuyển dụng và Giữ chân Nhân viên: Tham gia vào quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân viên bằng cách thúc đẩy các chiến lược tuyển dụng, xây dựng một trải nghiệm làm việc tích cực và tạo ra các chính sách và chương trình phúc lợi nhân viên.
  • Quản lý Xung đột và Kháng cự: Đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột và kháng cự trong tổ chức bằng cách thúc đẩy sự đàm phán và đồng thuận giữa các bên liên quan.
  • Phát triển Văn hóa Tổ chức: Thúc đẩy phát triển và duy trì một văn hóa tổ chức tích cực và động viên bằng cách thúc đẩy giá trị và hành vi phù hợp trong tổ chức.
  • Quản lý và Phân phối Nguyên lực Nhân sự: Đảm bảo rằng tổ chức có đủ và đúng loại nguồn lực nhân sự cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh, từ việc phân bổ nhân sự đến quản lý hiệu suất và đánh giá công việc.

Những kỹ năng quan trọng cần có đối với HRBP là gì?

Để trở thành một HRBP xuất sắc, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sau:

Kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp

HRBP cần hiểu rõ về hoạt động kinh doanh và mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Kiến thức về ngành công nghiệp, mô hình kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ giúp HRBP hiểu và đáp ứng được nhu cầu nhân sự của tổ chức.

Kỹ năng kết nối các mối quan hệ

Để có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu của mọi người, bạn cần có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các bộ phận khác trong tổ chức, từ quản lý cấp cao đến nhân viên cơ sở, để có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu của mọi người.

Kỹ năng tổ chức

Để quản lý các dự án và hoạt động hàng ngày của bộ phận nhân sự hiệu quả, bạn cần có khả năng tổ chức công việc một cách hiệu quả và đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

Kỹ năng giao tiếp và đồng cảm

Kỹ năng này là không thể thiếu đối với vị trí HRBP. Việc lắng nghe, giao tiếp và đồng cảm giúp bạn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ nhân viên một cách tốt nhất.

Kỹ năng giao tiếp và đồng cảm

Kỹ năng giao tiếp và đồng cảm

Kỹ năng đối phó với kháng cự

HRBP thường phải đối mặt với kháng cự và xung đột trong quá trình triển khai các chính sách và biện pháp nhân sự. Kỹ năng xử lý xung đột, đàm phán và giải quyết vấn đề là cần thiết để đảm bảo sự hài lòng và đồng thuận từ các bên liên quan.

Có tư duy chiến lược

HRBP thường làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao, họ cần đưa ra các ý tưởng và sáng kiến chiến lược để đóng góp vào sự thành công của hoạt động kinh doanh của công ty. Sự nhạy bén trong tư duy chiến lược sẽ giúp bạn hoàn thành tốt vai trò của mình như một đối tác kinh doanh. Vì vậy việc trang bị tư duy chiến lược được xem là một trong những kỹ năng quan trọng đối với HRBP.

Lộ trình phát triển của HRBP

Vây lộ trình phát triển của HRBP là gì? Tùy thuộc vào công ty và ngành nghề cụ thể mà HRBP sẽ có lộ trình phát triển khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là lộ trình phát triển phổ biến cho một HRBP:

HRBP Executive => HRBP Specialist => HRBP Supervisor => HRBP Manager => HRBP Director.

Lộ trình phát triển của HRBP

Lộ trình phát triển của HRBP

Mỗi cấp độ sẽ đều đòi hỏi những kỹ năng và năng lực cụ thể để đảm nhận vai trò một cách hiệu quả.

Khi bắt đầu ở cấp độ HRBP Specialist, bạn cần hiểu rõ về mô hình kinh doanh và chuỗi giá trị của tổ chức. Vị trí này đòi hỏi khả năng tư vấn, xây dựng kế hoạch và trang bị nguồn lực cho các hoạt động như phỏng vấn và tuyển dụng.

Tiếp theo là cấp độ HRBP Supervisor, nơi bạn cần biết cách tư vấn và xây dựng hệ thống quản lý thành tích trong tổ chức, cùng việc phát triển lộ trình sự nghiệp cho nhân viên.

Cuối cùng, với vị trí HRBP Manager, bạn phải có vốn kiến thức chuyên môn sâu về doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ của bạn là thiết lập và xây dựng sự hợp tác vững mạnh giữa các phòng ban trong công ty, đồng thời đảm bảo hiệu quả và nhất quán trong việc triển khai chiến lược nhân sự.

Mức lương của HRBP

Theo các cuộc khảo sát, mức lương trung bình mà nhà tuyển dụng HRBP trả cho vị trí này là khoảng 38.7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể biến động tùy thuộc vào vị trí và tính chất công việc, cụ thể:

  • Vị trí HRBP Specialist: Mức lương trung bình dao động từ 16 – 23 triệu đồng/tháng.
  • Vị trí HRBP Supervisor: Mức lương trung bình dao động từ 34 – 46 triệu đồng/tháng.
  • Vị trí HRBP Manager: Mức lương trung bình dao động từ 46 – 80 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, các nhà tuyển dụng HRBP đặt ra nhiều yêu cầu kỹ năng cho ứng viên. Nếu bạn có niềm đam mê trong lĩnh vực nhân sự và đã sẵn sàng với một hành trang kỹ năng tốt, hãy mạnh dạn ứng tuyển vào vị trí HRBP tại trang tuyển dụng việc làm uy tín hàng đầu Việt Nam – VietnamWorks để tìm kiếm các cơ hội việc làm phù hợp với bạn.

Như vậy chắc hẳn bạn đã hiểu rõ HRBP là gì và vai trò quan trọng của vị trí này trong doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin mà HR Insider cung cấp sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn về chuyên môn và kỹ năng để tự tin ứng tuyển. Chúc bạn may mắn và thành công trong sự nghiệp của mình!

Xem thêm:

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers