• .
adsads
Untitled design 44
Lượt Xem 4 K

Hướng dẫn làm CV xin việc sẽ mách bạn những tips gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và thoát khỏi tình trạng bị loại từ vòng gửi xe nhé! 

 

1. Những điểm trừ bạn cần tránh ở một email xin việc chuyên nghiệp

  • Tên email và tên hiển thị email

Hãy đặt tên email thật rõ ràng và chuyên nghiệp khi hiển thị được tên thật và thêm chuyên ngành của bạn thì càng tốt nhé ! và đặc biệt hãy tránh dùng những tên email cool ngầu cute như cobengoknghek@gmail.com ,… Nhà tuyển dụng sẽ nhìn bạn chẳng chuyên nghiệp tí nào đâu !

Tên hiển thị là tên của chúng ta hiện lên khi người khác nhận được mail. Một cái tên chuyên nghiệp là tên đầy đủ, rõ ràng, tiếng Việt cũng được mà tiếng Anh cũng không sao. Nhưng hãy nhớ tránh những lỗi này: 

  • Tên hiển thị không phải tên thật. 
  • Tên hiển thị không viết hoa chữ đầu. 
  • Tên hiển thị viết hoa hết tất cả ( tạo cảm giác như bạn đang dằn mặt nhà tuyển dụng ).
  • Tên hiển thị viết tắt cả họ và tên ( N.T.A,L.T.B,… )

Hãy chuyên nghiệp từ những thứ nhỏ nhất, trước tiên là trong email của chính bạn. Sau khi bạn đổi tên cho chuẩn rồi, hãy bổ sung chữ ký cho email. Một chữ ký chuyên nghiệp sẽ bao gồm : 

  • Họ và tên 
  • Nghề nghiệp 
  • Số điện thoại 
  • Các thông tin liên quan khác như website, email, địa chỉ, tài khoản mạng xã hội ,…

(Với những thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hiểu hơn về bạn) 

  • Avatar Email sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn đấy!

Ảnh đại diện email cũng là điều mà nhà tuyển dụng ấn tượng đầu tiên về ta.

Nếu avarta của bạn đang để trống ? Hãy thêm một tấm hình rõ mặt của bạn vào nhé ! và đừng dùng những hình ảnh không liên quan như hình động vật, hình hoạt họa hay một người nổi tiếng nào đó. Điều này sẽ khiến email của bạn giảm cảm giác chuyên nghiệp đi khá nhiều.

 

2. Hướng dẫn làm CV xin việc chuẩn nhất : 

  • Tiêu đề của email xin việc

Hãy ghi nhớ tiêu đề mọi lúc mọi nơi. Bởi dù nội dung của bạn hay đến đâu nhưng thư không có tiêu đề thì nhà tuyển dụng cũng chẳng muốn xem.

Nếu bạn gửi mail theo tin tuyển dụng có đăng rõ tiêu đề yêu cầu cần gửi như thế nào hãy làm đúng theo yêu cầu đấy và đừng sáng tạo, nhấn nhá thêm gì. 

Nếu công ty tuyển dụng không nêu rõ yêu cầu về tiêu đề mail thì hãy gửi tiêu đề theo cú pháp sau chứ đừng bỏ qua bước này nhé . 

Tên ứng viên _ Vị trí Ứng Tuyển _ Công ty ứng tuyển _ ngày/tháng/năm. 

  • Nội dung email xin việc

Mở đầu bằng “ kính gửi “ để thể hiện sự tôn trọng tổ chức, tôn trọng người nhận email. Kể cả khi bạn vào làm việc rồi thì bạn cũng phải  dùng “Kính gửi” khi đối tượng nhận là 1 đơn vị, tổ chức, người lớn tuổi hoặc 1 người lãnh đạo nào đó.

  • Nếu người nhận là một cá nhân, hãy mở đầu bằng

“ Kính gửi anh/ chị  – phòng/ban/bộ phận tiếp nhận “

  • Nếu người nhận không đề rõ ràng một cá nhân nào, hãy mở đầu bằng : 

“ Kính gửi phòng/ ban/ bộ phận tiếp nhận “  

Nội dung email khô khan và khuôn mẫu được copy ở trên mạng sẽ không lấy được cảm tình từ nhà tuyển dụng. Bạn cứ tưởng tượng nhà tuyển dụng một ngày phải đọc 100 emails có nội dung y chang thế này, thì làm sao bạn có thể khiến họ chú ý?

Thế nhưng nếu nội dung quá dài dòng, lê thê nhà tuyển dụng cũng sẽ chẳng hứng thú đâu. Hãy thử viết đơn giản như gợi ý này

  • Câu 1: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân (ví dụ tên, học trường gì, ).
  • Câu 2: Bạn gửi email này để ứng tuyển cho vị trí ABC, được đăng tải trên Facebook, hay bất kì trang tuyển dụng nào (nơi bạn biết đến tin tức này).
  • Câu 3+4: Tóm tắt ngắn gọn 1 (vài) kĩ năng hoặc 1 (vài) kinh nghiệm mà bạn cho rằng mình là người phù hợp nhất với công việc ứng tuyển.
  • Câu cuối: Đính kèm ở đây là CV và Cover Letter của tôi.

Kết thúc email bằng lời cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội để bạn có thể tìm được một công việc phù hợp và tuyệt vời như thế.

Và cuối cùng sau khi hoàn thành email, bạn hãy nhớ rà soát lại thật kỹ và đảm bảo 100% không xuất hiện lỗi chính tả nào nhé !

Một số lưu ý về cách trình bày nội dung:

  • Nên đậm phần Kính gửi để bày tỏ lòng tôn trọng của bạn đối với công ty ứng tuyển.
  • Dãn cách các dòng trình bày trong email để cho dễ nhìn.
  • Văn phong email phải thể hiện thái độ trân trọng, cầu thị, tự tin và chuyên nghiệp hết mức có thể.
  • Kiểm tra các lỗi SAI CHÍNH TẢ.
  • Hãy nhớ đính kèm các tài liệu thật đúng với yêu cầu công việc ( như CV hay các bài viết, báo cáo bạn đã làm liên quan đến ngành việc ứng tuyển hay danh sách các công việc đã làm ,… ) để có một email thật ngắn gọn như vẫn đầy đủ và ấn tượng.

Hy vọng với những tips hướng dẫn làm CV xin việc trên có thể giúp bạn có một CV thật chuẩn để gửi đến nhà tuyển dụng và nâng cao phần trăm nhận được việc nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai thương hiệu tuyển dụng nhân sự VietnamWorks và Navigos Search)...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers