adsads
14 1200x900 scaled
Lượt Xem 1 K

Mới đầu, hiệu quả công việc của nhân viên vẫn ổn định hoặc có một số tăng lên. Nhưng lâu dần, có nhiều nhân viên cho biết tình trạng sức khỏe và tâm lý của họ bị kiệt sức do phải vừa chăm lo cho gia đình và con cái, vừa phải cố gắng hoàn thành hết các công việc. Có số đông cho rằng thực hiện mô hình hybrid working làm mất đi sự giao tiếp, kết nối của họ với đồng nghiệp và công ty. Liệu mô hình hybrid working có đang làm mất đi gắn kết đồng nghiệp?

Bộ phận nhân sự nên làm gì để khuyến khích nhân viên tiếp tục học tập phát triển kiến thức?

Những hạn chế của hybrid working

Hạn chế của hybrid working đối với nhân viên

  • Các mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với sếp bị “yếu” đi: Với mô hình hybrid working bạn thường ít gặp các đồng nghiệp của mình. Bởi những ngày bạn đi làm, có thể họ sẽ không đi làm. Khi các bạn giao tiếp với nhau chỉ thông qua các ứng dụng và một màn hình lạnh lẽo, bạn sẽ không thể nào biết được tình hình của đối phương ra sao. Và câu chuyện của mọi người chỉ xoay quanh công việc. 
  • Giao tiếp kém đi: Việc gặp mặt nhau trực tiếp giúp chúng ta tìm hiểu được đối phương là người như thế nào, có thể sẽ tìm được cạ cứng trong công việc, bởi những cuộc trò chuyện trực tiếp giúp chúng ta tìm hiểu được sâu hơn về sở thích cũng như tình cảm của họ dành cho mình ra sao. Mô hình hybrid working lại gây ra hiệu ứng ngược, dễ dẫn đến những mâu thuẫn giữa người làm từ xa và người làm trực tiếp tại văn phòng.
  • Gia tăng hội chứng suy kiệt: Trong đại dịch, những ngày làm việc từ xa, nhân viên thường có xu hướng kéo dài thời gian làm việc hơn bởi những yếu tố khiến họ trì hoãn công việc. Đây là tình trạng diễn ra thường xuyên đối với những người làm việc online. Nếu không có phương pháp quản lý thời gian làm việc phù hợp, họ có thể bị xáo trộn thời gian làm việc và dẫn đến tình trạng kiệt sức.
  • Cơ hội phát triển: Làm việc online cũng có nhiều mặt lợi, nhưng phần lớn mọi người đều cảm thấy họ bị ngắt kết nối với doanh nghiệp, và việc giảm kết nối này gây ảnh hưởng tới con đường phát triển nghề nghiệp của họ. Khi họ gặp khó khăn trong công việc, họ sẽ không thể nhận được sự phản hồi đúng đắn hay phương án xử lý từ đồng nghiệp, từ sếp ngay lập tức. Có thể qua tận ngày hôm sau, vấn đề đó mới được xử lý triệt để. 

Hạn chế của hybrid working đối với doanh nghiệp

  • Khó kiểm soát và quản lý: Mô hình hybrid working khó kiểm soát được hơn mô hình quản lý làm việc hoàn toàn tại văn phòng, bởi tính chất tự chủ của nhân viên. Sẽ rất khó khăn trong việc kiểm tra nhân viên đó có làm việc thật hay không. Đặc biệt hơn, nhân viên làm việc tại văn phòng có biểu hiện lạ, quản lý và HR sẽ phát hiện kịp thời để hoi han và kiểm tra. Điểm này giúp tránh được tình trạng nhân viên nghỉ đột ngột dẫn đến sự ngỡ ngàng của quản lý và HR.
  • Không phù hợp với một số ngành nghề: Không phải doanh nghiệp hay công ty nào cũng có thể ứng dụng được mô hình hybrid working này vào doanh nghiệp được bởi một số công việc có tính chất 24/7, như: điện lực, bệnh viện, dược sĩ, bác sĩ, cảnh sát,..

Giải pháp khi áp dụng mô hình hybrid working 

Các công cụ cũ và các phần mềm desktop không còn phù hợp

Bởi vì tính chất công việc làm online, nên các công cụ công nghệ mới cho phép linh hoạt về địa điểm và thời gian sử dụng chúng. Nền tảng Google Workspace được xây dựng trên nền tảng đám mây, cho phép mọi thiết bị được truy cập ở mọi nơi, mọi người được gắn thẻ có thể làm việc trên đó mà không còn phải thay đổi trên file gửi lại cho người khác. Điều này cho phép các doanh nghiệp quản lý công việc của nhân viên một cách nhanh chóng nhất, tránh việc gặp xáo trộn trong công việc

Nhận định về tương lai

Hiện tại, mô hình hybrid working được triển khai tại các công ty quy mô nhỏ và vừa, hay những start-up. Tuy nhiên, nó không đủ để đánh giá được mô hình làm việc hybrid working là mô hình thành công. Nhưng với tín hiệu phản hồi tích cực từ các nhân viên và tình hình Covid hiện tại, mô hình này bắt đầu được phổ biến ở các tổ chức nhiều hơn.

Nhưng, đối với các doanh nghiệp lớn, điều này sẽ gặp những khó khăn, bởi họ đã có những văn hóa công việc tồn tại từ rất lâu, sẽ khó khăn trong việc thay đổi những văn hóa này.

Đầu tư vào văn hóa doanh nghiệp

Thật khó khăn trong việc biết được mọi người đang làm gì trong khi không làm việc cùng không gian cố định. Việc củng cố văn hóa doanh nghiệp là điều cần phải thực hiện mọi lúc.

Doanh nghiệp cần lắng nghe nhân viên muốn gì, họ có những đề xuất ra sao đối với công việc. Có thể tổ chức các hoạt động giao tiếp online với nhau trong một khoảng thời gian cố định trong tuần để mọi người trong công ty có thể gặp nhau cùng lúc qua online. Hoặc sắp xếp các hoạt động giải trí, team building online.

Việc lắng nghe nhân viên phản hồi không phải là điều thừa thãi, điều này giúp công ty có thể nắm bắt kịp thời mọi vấn đề, khó khăn xảy ra trong công việc của họ. Sau đó, sẽ đưa ra các đề xuất để xử lý.

Xem thêm: Start-up hay doanh nghiệp lớn, lựa chọn tìm việc ở công ty nào sẽ tốt hơn?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers