adsads
Shutterstock 2165269381 1
Lượt Xem 1 K

Đâu là môi trường làm việc mà gen Z ước ao?

Trên các trang mạng xã hội, trong thời gian gần đây đang rộ lên chủ đề “Thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng cho người trẻ?” được đông đảo các bạn trẻ quan tâm, với hàng loạt bình luận chia sẻ cảm nghĩ.

Dọc theo nhiều bài viết chia sẻ quan điểm, nhiều bình luận để lại, môi trường làm việc mà gen Z mong muốn là nơi không bị phán xét hình thức, không cần vội vã canh giờ để check-in hay check-out và được thẳng thắn thể hiện quan điểm và cá tính của mình. Cũng không ít bình luận thể hiện môi trường làm việc mà họ đang tìm kiếm là không bị o ép vào một khuôn mẫu, nơi mà nhân viên phải “chuẩn chỉnh” mà tự do sáng tạo và được tôn trọng.

Trong mắt gen Z khái niệm văn phòng làm việc đang dần bị thay thế bởi cụm từ “môi trường làm việc” – nơi mà họ xem là yếu tố thúc đẩy quá trình sáng tạo và khơi nguồn cảm hứng quan trọng. Đối với các bạn trẻ hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự gắn bó với công việc, với công ty chính là một môi trường chuyên nghiệp nhưng vẫn đảm bảo thoải mái, không bị gò bó, đặc biệt là được trao quyền để làm điều mình thích.

Dạo quanh trên các diễn đàn cũng có thể thấy, ngoài văn hóa làm việc, gen Z cũng bày tỏ sự hứng thú với những tập đoàn, công ty có chú trọng thiết kế không gian làm việc. Môi trường làm việc với không gian thiết kế hiện đại, đề cao sự sáng tạo, kết nối nhưng không kém phần riêng tư chính là những lựa chọn mà người trẻ hướng đến. Bên cạnh đó, nơi làm việc có sẵn đồ ăn để nhâm nhi khi bị bí ý tưởng, hay không gian nhiều cây xanh để tạo cảm hứng làm việc, hoặc có nhiều khu vực thư giãn để phát triển sự sáng tạo không giới hạn,… cũng là những mong muốn của giới trẻ hiện nay. Với họ, những điều này sẽ góp phần mang đến trải nghiệm thú vị cho nhân viên khi đến “ngôi nhà thứ 2” này mỗi ngày.

Gen Z tìm kiếm môi trường làm việc thông qua những tiêu chí nào?

Hiệu suất và sự quản lý tại nơi làm việc

Hiệu suất làm việc là cách một nhân viên hoặc một phòng ban hoàn thành nhiệm vụ công việc được yêu cầu. Nó không chỉ đề cập đến chất lượng và hiệu quả đầu ra của nhân viên/phòng ban đó, mà còn thể hiện sự hoàn thành mục tiêu công việc đặt ra với mức chi phí thấp nhất có thể. Nhiều gen Z sẵn sàng làm việc ngoài giờ để có mức lương cao hơn. Họ cũng tin rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ hơn so với những người ở thế hệ trước thì sẽ có một cuộc sống nghề nghiệp viên mãn và trọn vẹn.

Vì thế, hiệu suất làm việc và cách thức thúc đẩy hiệu suất sẽ là một trong những yếu tố then chốt để gen Z lựa chọn môi trường làm việc của mình. Ở môi trường này, gen Z sẵn sàng làm thêm ngoài giờ nhưng điều bắt buộc là phải được ghi nhận sự chăm chỉ và cố gắng hết.

Gen Z rất kị những nơi làm việc quá nghiêm khắc, có sự giám sát chặt chẽ từ sếp hay đồng nghiệp. Họ mong muốn hoàn thành công việc nhưng không phải chịu sự giám sát quá chặt chẽ.

Leader và đồng nghiệp

Một môi trường làm việc có nhiều cơ hội được làm việc trực tiếp với những người đồng nghiệp, những người sếp giỏi chuyên môn, kỹ năng và có tinh thần làm việc trách nhiệm cao được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Theo họ, đây chính là những người mentor dẫn dắt bản thân trong những năm tháng làm việc đầu đời.

Các chương trình đào tạo

Nhiều gen Z cho rằng việc tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng theo hình thức online hiệu quả hơn so với việc đào tạo trực tiếp theo hình thức truyền thống. Vì thế, khi tìm môi trường làm việc, gen Z sẽ chú ý đến chính sách đào tạo và lộ trình phát triển sau khi gia nhập. 

Chẳng một ai cứ muốn là một nhân viên ở một vị trí mãi, họ cần những cơ hội thăng tiến với một tương lai vững chắc. Vì thế, doanh nghiệp cần xây dựng được lộ trình phát triển và thành công của nhân viên khi đăng tin tuyển dụng cũng như trong quá trình họ làm việc.

Giao tiếp và sự hỗ trợ

Một môi trường làm việc lý tưởng là một môi trường có sự giao tiếp rõ ràng giữa các nhân viên và sếp, giữa các đồng nghiệp và giữa các phòng ban với nhau. Khi các thông tin được truyền tải một cách chính xác, chi tiết và mạch lạc sẽ hạn chế được những hiểu lầm và xung đột không đáng có. 

Một số yếu tố mà gen Z quan tâm đối với vấn đề giao tiếp tại môi trường làm việc như: được bày tỏ ý kiến thẳng thắn, tập trung lắng nghe và được phản biện lại ý kiến.

Các bạn trẻ Gen Z lớn lên cùng với Internet nên họ có nhận thức và mong muốn về môi trường làm việc khác biệt so với các thế hệ đi trước. Vì thế, các doanh nghiệp cần tìm ra cách tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng để thu hút và giữ chân nhân tài.

Xem thêm: Chán nản công việc hiện tại nhưng không muốn thoát ra

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers