adsads
khi sai lam cua dong nghiep anh huong den ban 3
Lượt Xem 4 K

Những sai lầm của đồng nghiệp rất đa dạng, có thể là chậm tiến độ công việc, không hoàn thành công việc được giao, tính toán sai hoặc cung cấp thông tin sai cho bạn. Nếu bạn nhận lỗi về phía mình thường xuyên, đồng nghiệp sẽ có thể lợi dụng bạn, và danh tiếng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Sau đây là một vài chiến lược hay giúp bạn tránh bị ảnh hưởng bởi những sai lầm của đồng nghiệp:

 

Tìm hiểu cặn kẽ lỗi là do đâu

Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu những vấn đề của đồng nghiệp để có những biện pháp tích cực. Nếu vấn đề chỉ là do những lý do khách quan như bệnh hay người nhà ốm, khối lượng công việc quá nhiều…, bạn có thể hỏi thăm và ngỏ lời giúp đỡ. Nếu lỗi lầm đến từ những vấn đề nghiêm trọng hơn như thiếu kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc hai bạn hiểu sai vấn đề từ đầu… thì đồng nghiệp của bạn sẽ cần tìm cách cải thiện hoặc có thể nhờ quản lý cấp cao hơn giúp đỡ.

 

Mở lời giúp đỡ và hỗ trợ đồng nghiệp

Với những lý do về gia đình hay sức khỏe khiến đồng nghiệp bạn mắc sai lầm trong công việc, bạn có thể giúp đỡ bằng cách làm giúp một vài việc đơn giản, kiểm tra lại kết quả công việc hoặc giải thích lại vấn đề cho đồng nghiệp nắm rõ. Điều này không có nghĩa là bạn che giấu lỗi lầm của đồng nghiệp, bạn chỉ làm điều này khi đây chỉ là lỗi lầm nhỏ đó có thể giải quyết được ngay. Nếu sai lầm đến từ những vấn đề nghiêm trọng hơn như thiếu kỹ năng, bạn có thể tìm cho đồng nghiệp các khóa học phù hợp để nâng cao kỹ năng, hoặc có thể nhờ quản lý cấp cao hơn giúp đỡ.

 

Bảo vệ chính bạn

Sẽ có trường hợp đồng nghiệp đang cố tình làm sai để làm giảm tín nhiệm hay làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Nếu thực sự trong trường hợp này, bạn hãy nói rõ trực tiếp vấn đề với người đó. Nếu vấn đề vẫn không được giải quyết, bạn có thể dùng những chiến thuật sau:

  1. Làm cho công việc của bạn trở nên quan trọng. Tránh khoe khoang, nhưng bạn có thể cho mọi người thấy được vị trí và công sức của bạn trong đó. Ví dụ như thay vì nói “Những phân tích này cho thấy chúng ta nên đầu tư nguồn lực ở đâu” thì bạn hãy nói “Tôi đã chuẩn bị những bản phân tích này để chỉ ra chúng ta nên đầu tư nguồn lực ở đâu”.
  2. Chủ động đề xuất được đảm nhiệm nhiệm vụ. Bạn sẽ được xem như người hoạt động chủ động trong nhóm.
  3. Cho cấp trên biết được công sức của bạn. Điều này không phải khoe khoang mà bạn hãy chỉ ra cho quản lý của bạn thấy được trách nhiệm và nỗ lực của bạn trong thành công chung của mọi người.

 

Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn

Nếu đã cố gắng giải quyết các vấn đề này mà sai lầm vẫn tiếp diễn, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng cá nhân và cản trở sự nghiệp của bạn. Nếu có thể, bạn hãy tránh làm việc với người này. Nếu vẫn phải làm việc với đồng nghiệp này, bạn có thể dùng những chiến thuật phía trên để bảo vệ danh tiếng của bản thân. Bạn cũng có thể thông báo với cấp trên và yêu cầu được giúp đỡ.

 

– HR Insider VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers