adsads
Lượt Xem 264

Tìm hiểu xem Sếp có sẵn sàng nghe nhân viên góp ý

Mỗi vị Sếp có mỗi tính cách và quan điểm trong công việc không giống nhau. Có người muốn lắng nghe những đóng góp ý kiến của nhân viên, cũng có người “bảo thủ” và “tự cao” nên không muốn nghe cấp dưới góp ý. Vậy nên trước tiên bạn phải tìm hiểu xem Sếp của mình thuộc tuyp người nào, có cởi mở đón nhận lời góp ý của nhân viên hay không. 

Thông thường, một vị Sếp tốt sẽ khuyến khích nhân viên bày tỏ ý kiến và mong muốn được lắng nghe những lời góp ý của nhân viên để hoàn thiện bản thân tốt hơn. Ngược lại, nếu Sếp của bạn thuộc tuyp không muốn nghe cấp dưới góp ý thì tốt nhất bạn nên “nhắm mắt làm ngơ”. Hoặc có thể tìm cơ hội để bày tỏ ý kiến một cách tế nhị hơn bạn nhé!

Chuẩn bị chu đáo

Người bạn đang muốn góp ý là cấp trên của bạn, nên phải chuẩn bị thật chu đáo về nội dung muốn truyền đạt. Hãy tìm hiểu, nghiên cứu và tập trình bày nội dung vừa khoa học vừa thuyết phục. Bên cạnh đó, nhớ chuẩn bị cả tinh thần để không rụt rè và mất tự tin trước Sếp bạn nhé.

“Nói có sách, mách có chứng”. Đôi khi chúng ta vô tình không biết bản thân mắc phải những thiếu sót đó, cho đến khi có người chỉ rõ ra. Vậy nên bạn nhớ liệt kê và dẫn chứng lại những tình huống cụ thể Sếp đã thể hiện mặt thiếu sót của bản thân.

Chọn thời điểm phù hợp

Đừng dại tìm Sếp góp ý vào lúc Sếp đang bực bội hoặc khá bận rộn với công việc! Vì những lúc này, Sếp thường không đủ bình tĩnh cũng như thời gian để tập trung nghe bạn trình bày. Thậm chí có thể bạn phải hứng chịu những lời trách mắng từ Sếp nữa đấy!

Bên cạnh đó, không nên góp ý Sếp khi đang có mặt người khác bạn nhé! Điều này sẽ làm Sếp “bẽ mặt” còn bạn thì “mất điểm” trầm trọng trong mắt Sếp đấy.

“Nghệ thuật góp ý”

Ai trong chúng ta cũng muốn được khen hơn là bị chê trách, đặc biệt là Sếp. Chẳng vị Sếp nào thích nghe cấp dưới của mình “lên lớp” cả. Vậy nên bạn có thể bắt đầu buổi trò chuyện bằng những lời khen ngợi Sếp. Chẳng hạn như Sếp đã tài giỏi dẫn dắt công ty vươn lên như thế nào, Sếp đã giành được dự án lớn từ tay đối thủ ra sao…

Sau đó, bạn bắt đầu kể lại những lần Sếp còn thiếu sót trong công việc để Sếp tiếp nhận lời góp ý một cách nhẹ nhàng hơn. Hãy trình bày lời góp ý rõ ràng với một thái độ tự tin và khéo léo bạn nhé. Dù Sếp có “bảo thủ” hay bất đồng quan điểm thế nào chăng nữa thì bạn cũng cố gắng giữ hòa khí, không nên lớn tiếng cãi lại Sếp.

Lắng nghe ý kiến của Sếp

Cùng một vấn đề nhưng mỗi người có một quan điểm riêng. Sếp đã lắng nghe lời góp ý của bạn thì bạn cũng nên lắng nghe ý kiến của Sếp, để có thể hiểu rõ quan điểm của cấp trên mình hơn. Nếu quan điểm của Sếp trái ngược với bạn thì hãy chấp nhận và không nên cãi vã bạn nhé. Còn nếu Sếp thừa nhận thiếu sót của bản thân thì lúc này, bạn hãy đưa ra những lời khuyên hữu ích đã chuẩn bị từ trước.

Chuẩn bị sẵn những lời khuyên hữu ích

Sau khi chấp nhận lời góp ý thì ai cũng muốn được nghe thêm những lời khuyên để khắc phục thiếu sót và cải thiện bản thân. Đây là lúc bạn thể thiện bản thân để “ghi điểm” trong mắt Sếp đấy! 

Hãy chuẩn bị sẵn những lời khuyên cụ thể và hữu ích, tránh những lời khuyên vô thưởng vô phạt bạn nhé. Chẳng hạn nếu Sếp nói tiếng Anh chưa tốt, thay vì khuyên Sếp học thêm ngoại ngữ chung chung thì bạn đưa Sếp tham khảo danh sách các khóa học ngoại ngữ uy tín nhất hiện nay mà bạn đã tìm hiểu.

Trên đây là nghệ thuật góp ý giúp “ghi điểm” trong mắt Sếp mà không bị đánh giá là “lên lớp” cấp trên. Chúc bạn làm việc ăn ý với Sếp hơn trong tương lai nhé!

Xem thêm: Những lỗi giao tiếp của người trẻ trong con mắt của người đi làm lâu năm

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làn sóng AI ập đến: Top 10 kỹ năng nhân sự 30+ cần phải nắm bắt

Làn sóng AI hiện nay đang tạo ra nhiều thay đổi chóng mặt đối với nhiều ngành nghề, từ sản xuất, dịch vụ đến ngành...

Luyện kỹ năng dẫn dắt buổi họp hiệu quả với Sếp và lãnh đạo cấp cao

Buổi họp với sếp và các lãnh đạo cấp cao sẽ là cơ hội tuyệt vời nếu bạn có thể trình bày thật tốt, nhưng...

Overthinking - Chữa bệnh "tự nhiên lo lắng ngang" mỗi khi Sếp nói động

Từ khóa “Overthinking” xuất hiện với tần suất rất nhiều trong thời gian qua, để mô tả về vấn đề tâm lý suy nghĩ quá...

Linked-Influencers: Khi nhân sự quá nổi tiếng trên Linkedin sẽ khiến Sếp tự hào hay dè chừng?

Mỗi người dùng trên mạng xã hội nói chung và LinkedIn nói riêng đều là một nhà sáng tạo nội dung. Đặc biệt trong số...

"Em không sai, chứ ai sai" - đối mặt với chuyện bị vu oan chốn công sở

Bị vu oan tại nơi làm việc là một trải nghiệm vô cùng khó khăn và đầy thử thách. Nó có thể ảnh hưởng đến...

Bài Viết Liên Quan

Làn sóng AI ập đến: Top 10 kỹ năng nhân sự 30+ cần phải nắm bắt

Làn sóng AI hiện nay đang tạo ra nhiều thay đổi chóng mặt đối với...

Luyện kỹ năng dẫn dắt buổi họp hiệu quả với Sếp và lãnh đạo cấp cao

Buổi họp với sếp và các lãnh đạo cấp cao sẽ là cơ hội tuyệt...

Overthinking - Chữa bệnh "tự nhiên lo lắng ngang" mỗi khi Sếp nói động

Từ khóa “Overthinking” xuất hiện với tần suất rất nhiều trong thời gian qua, để...

Linked-Influencers: Khi nhân sự quá nổi tiếng trên Linkedin sẽ khiến Sếp tự hào hay dè chừng?

Mỗi người dùng trên mạng xã hội nói chung và LinkedIn nói riêng đều là...

"Em không sai, chứ ai sai" - đối mặt với chuyện bị vu oan chốn công sở

Bị vu oan tại nơi làm việc là một trải nghiệm vô cùng khó khăn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers