adsads
khien sep phat dien nhung khong he hay biet 3
Lượt Xem 3 K

Nhiều con người cùng làm việc trong một không gian, rất khó để có thể luôn làm hài lòng mọi người. Giữa các đồng nghiệp đôi khi xảy ra mâu thuẫn, bất hòa là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra giữa bạn và sếp thì bạn nên lưu ý.

 

Nếu bạn có một trong 7 thói quen làm việc dưới đây, bạn nên điều chỉnh ngay lập tức nếu không muốn bị cho thôi việc.

 

1. Khẳng định chắc nịch dù mọi thứ mới chỉ ở mức suy đoán

Kể cả những nhân viên xuất sắc nhất cũng không thể luôn luôn đưa ra được câu trả lời chính xác trong mọi tình huống, và một người sếp giỏi cũng không đưa ra yêu cầu “không tưởng” đó với nhân viên. Nếu bạn chưa đưa ra được câu trả lời, hãy thẳng thắn trình bày điều đó với sếp. Đừng bao giờ khẳng định bất cứ điều gì mà bạn chưa chắc chắn. Bởi nếu bạn khẳng định với sếp về những điều bạn chưa chắc chắn, họ có thể dựa vào thông tin đó mà đưa ra một quyết định hoặc tiến hành một dự án chỉ dựa trên suy đoán của bạn. 

 

2. Phản ứng tiêu cực với những nhận xét

Bạn không nên có thái độ giận dữ, chán nản, buồn bã khi bị sếp phê bình về một việc gì đó, bởi công việc của họ không phải chỉ là suốt ngày cho bạn những lời khen. Nếu bạn có những thái độ tiêu cực khi nghe những lời phê bình từ sếp, có thể lần sau họ sẽ chẳng bao giờ nói cho bạn biết bạn đang yếu ở điểm nào, cần khắc phục những gì. 

 

3. Dài dòng văn tự

Sếp của bạn vô cùng bận rộn, và thời gian của họ là rất quý giá. Vì vậy, nếu muốn trình bày một vấn đề gì đó, hãy đi thẳng vào trọng tâm. Đừng quanh co, lòng vòng, bạn sẽ khiến họ cảm thấy cực kì khó chịu.

 

4. Trễ hạn công việc nhưng không hề báo trước

Đôi khi không thể hoàn thành công việc đúng hạn là việc vẫn có thể chấp nhận được, nhưng là trong trường hợp bạn đã báo cáo rõ ràng với sếp. Ngược lại, nếu bạn không báo trước về việc này, bạn sẽ gây một ấn tượng xấu nơi sếp của mình: không đáng tin cậy, không có tổ chức, chậm trễ… Và từ đó họ không còn tin tưởng bạn nữa.

 

5. Chỉ nghĩ đến bản thân

Nhà lãnh đạo là những người có khả năng nhìn xa trông rộng, luôn nghĩ đến lợi ích của toàn thể. Nếu vì một dự án bạn đề xuất mà họ phải cắt ngân quỹ ở một dự án khác, hoặc trì hoãn một dự án khác, đó là điều không thể. Nếu bạn chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, bạn sẽ khiến sếp nghĩ rằng bạn không có tầm nhìn rộng, và bạn không hiểu được điều họ quan tâm nhất ở đây là gì. Điều này có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn, sự thăng tiến của bạn và thậm chí là quan hệ giữa bạn và sếp.

 

6. Luôn có những biểu hiện tiêu cực

Không một ai có thể luôn vui vẻ trong suốt quá trình làm việc, luôn có những sự cố xảy ra ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Nhưng nếu bạn để nó ảnh hưởng quá nhiều đến mình, bạn đã tự gắn cho một hình tượng tiêu cực trong mắt người khác. Sếp của bạn sẽ không hài lòng với điều này, và họ có thể sẽ cho bạn thôi việc để tránh làm ảnh hưởng đến những nhân viên khác.

 

7. Trốn tránh sau “tòa thành” email

Đúng là giải quyết mọi chuyện qua email sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ dàng hơn, nhưng đôi khi bạn cũng phải dũng cảm đối mặt với vấn đề một cách trực tiếp. Nếu bạn cứ khăng khăng rằng mình sẽ giải quyết qua email thay vì nói chuyện trực tiếp để giải quyết vấn đề, bạn sẽ thực sự khiến sếp mình nổi điên.

 

– HR Insider –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển dụng nhân viên mới cho vị trí… của mình, cảm...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá mức với khối lượng công việc khổng lồ. Để tối...

Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers