adsads
shutterstock 2034433928 2
Lượt Xem 18 K

Khôn ngoan hay ngây thơ?

Dân văn phòng có một vạn mẫu người nhưng dễ gặp nhất có lẽ là hai kiểu khôn ngoan và ngây thơ.
Người khôn ngoan: Những người thuộc kiểu mẫu này thường thông minh và linh hoạt, có thể ứng biến nhanh với các tình huống. Người khôn ngoan sẽ biết lúc nào nên nói, làm và lúc nào không. Họ biết cách thể hiện tài năng của mình và không ngừng tìm cơ hội để phát triển bản thân. Nhưng những người khôn ngoan như vậy lại dễ bị “sân si” và gắn cho cái mác “thích thể hiện, khoe mẽ, lấn lướt đồng nghiệp”.
Người ngây thơ: Kiểu mẫu ngây thơ thường chia thành hai dạng nhỏ là “ngây thơ real” và “ngây thơ fake”. Kiểu ngây thơ real thường là những người trẻ chưa thấu hiểu sự đời. Họ luôn muốn thử sức với mọi công việc trong môi trường mới mà không ngại gian khó. Họ sẵn sàng làm cả việc của người khác và không từ chối lời mời nào. Còn kiểu ngây thơ fake là những người khôn ngoan nhưng biết cách ẩn mình hơn. Họ thường không tỏ ra mình quá thông minh mà luôn chọn cách bảo vệ bản thân mình trước những cám dỗ thị phi. Nhưng những người ngây thơ cũng khó tránh khỏi việc bị coi thường năng lực hoặc chê bai sau lưng.

Lối sống nào mới thực sự “healthy & balance”?

Có thể thấy dù khôn ngoan hay ngây thơ thì đôi lúc cũng khó tránh khỏi những gian nan và trắc trở trên con đường “làm công ăn lương”. Dưới đây là một số bí kíp để bạn có thể làm chủ bản thân tại công sở:

1. Tôn trọng đồng nghiệp

Đồng nghiệp tại văn phòng sẽ là người mà bạn thường xuyên tiếp xúc và hợp tác nhất, cần thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp với họ. Dù họ ở cấp nào, năng lực hơn kém ra sao thì bạn cũng cần tôn trọng họ. Đó là nguyên tắc vàng chốn công sở. Luôn lắng nghe và trao đổi các ý kiến, quyết định với đồng nghiệp của mình, đừng bao giờ tỏ ra là mình giỏi hơn người khác. Chính điều đó sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy tôn trọng bạn và muốn cùng chia sẻ công việc với bạn hơn.

2. Hạn chế “tán gẫu”

“Tám chuyện” là một chuyên mục không thể thiếu của những con dân văn phòng, giúp bạn lấy lại tinh thần trong công việc và xây dựng những mối quan hệ gần gũi với đồng nghiệp. Nhưng “tám” quá nhiều và “tám” không đúng thời điểm thì sẽ rơi vào tầm ngắm của các nhà lãnh đạo đấy. Đừng để đam mê giao lưu làm ảnh hưởng con đường thăng tiến của bạn, chỉ nên trò chuyện những lúc rảnh rỗi hay cần thiết mà thôi.

3. Không nói xấu sau lưng đồng nghiệp 

Đây là nguyên tắc bạn nên lưu ý và cẩn trọng vì nó là tối kỵ ở bất cứ công ty, tổ chức nào. Nếu không hài lòng với cách hành xử của đồng nghiệp hay quyết định của cấp trên, bạn có thể tìm cách góp ý nhẹ nhàng với họ. Không nên đem những điều đó ra làm chủ đề bàn luận và công kích người khác, điều đó sẽ vô hình chung khiến bạn trở thành nhân vật phản diện và khiến mọi người dè chừng.

4. 7 khôn ngoan, 3 ngây thơ

Đây là một tỷ lệ giúp bạn cân bằng cuộc sống văn phòng. Lấy 7 phần khôn ngoan, bạn cần chủ động và linh hoạt ứng biến. Muốn được như vậy thì bạn phải nắm vững và luôn trau dồi kiến thức chuyên môn để phân tích và xử lý các tình huống. Ngoài ra cũng cần thân thiện, khéo léo trước các đồng nghiệp và cấp trên để tạo những mối quan hệ tốt. Luôn giữ cho mình 3 phần ngây thơ, giúp bạn né tránh những cạm bẫy thị phi và tránh bị đẩy việc.

5. Hãy là công dân văn phòng có 1-0-2

Như đã nói ở đầu bài, môi trường công sở là nơi giúp bạn “lửa thử vàng gian nan thử sức”, rèn luyện và phát triển bản thân một cách tốt nhất. Không phải văn phòng nào cũng “toxic” mà sẽ có những nơi là điểm tựa gắn bó của bạn trên một hành trình dài. Điều quan trọng là bạn phải biết làm chủ bản thân và các mối quan hệ trong cuộc sống. Hãy học cách xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để kết nối với những người bạn đồng hành tại văn phòng. Cũng đừng quên học hỏi để phát triển và hoàn thiện bản thân từng ngày. Luôn là mình, nhưng hãy là mình ở một phiên bản tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ để bạn có thể an toàn vượt qua mọi “ải khó” nơi công sở. Hy vọng với những bí kíp trên, bạn có thể tự học cách quản trị bản thân và cải thiện các mối quan hệ tại nơi làm việc. Nên nhớ sự cởi mở và hòa đồng chính là chìa khóa để kéo mọi người lại với nhau đấy nhé!

>> Xem thêm: Những thay đổi bắt buộc bạn phải nắm về lương thưởng trong năm 2023

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Điểm mặt 5 lý do khiến cố gắng của bạn trong công việc bị xem là vô nghĩa

Sẽ thật tệ nếu những cố gắng của bạn trong công việc không mang lại kết quả tốt hoặc thậm chí bị xem là vô nghĩa và cho dù có cố gắng đến mấy thì cũng bằng thừa. 

Bài Viết Liên Quan

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Điểm mặt 5 lý do khiến cố gắng của bạn trong công việc bị xem là vô nghĩa

Sẽ thật tệ nếu những cố gắng của bạn trong công việc không mang lại kết quả tốt hoặc thậm chí bị xem là vô nghĩa và cho dù có cố gắng đến mấy thì cũng bằng thừa. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers