adsads
Shutterstock 2115699773 1
Lượt Xem 830

Nội Dung Bài Viết

1. Thiếu chính kiến là như thế nào?

Thiếu chính kiến là không có quan điểm, ý kiến riêng của mỗi cá nhân trước sự việc hay vấn đề gì đó. 

Người thiếu chính kiến là người ngại tranh luận một cách thẳng thắn và dễ dao động với ý kiến của người khác. Khi đứng trước những vấn đề cần đưa ra lựa chọn, họ lại chần chừ trong việc đưa ra quyết định.

Mặc khác, người thiếu chính kiến thường khá bảo thủ, tiếp thu thông tin không có sự chọn lọc. Đôi khi, họ đặt chính kiến của mình lên quá cao và coi thường ý kiến của người khác. 

2. Nhân viên thiếu chính kiến có gây ảnh hưởng đến công việc không?

Một tổ chức mà các cá nhân chỉ hướng đến những hình mẫu chung mà không dám đứng lên bảo vệ quan điểm, thể hiện màu sắc riêng của bản thân sẽ không thể phát triển.

  • Không đủ kiên định khi thực hiện công việc được giao, nhân viên thiếu chính kiến dễ bị mất động lực và chùn bước trước tình huống khó khăn. Họ không giữ vững mục tiêu, thái độ, quyết tâm khi thực hiện công việc. Kết quả là công việc không được hoàn thành như kế hoạch, tốn nhiều nhân sách, ảnh hưởng công việc chung của tập thể. 

  • Cản trở việc tạo ra các ý tưởng sáng tạo. Khi làm việc với nhân viên thiếu chính kiến, đội nhóm sẽ khó phát triển được nhiều ý tưởng hay, mới mẻ. Bởi họ thường dễ dàng động ý với quan điểm của mọi người mà bỏ qua những thiếu sót của các ý kiến đó. 
  • Trong môi trường công sở, những nhân viên thiếu chính kiến sẽ gặp nhiều trở ngại trong công việc vì họ không tìm thấy mục tiêu thực để phấn đấu. Bên cạnh đó, họ sẽ khó nhận được sự tin tưởng từ cấp trên và đồng nghiệp.

3. Làm gì khi gặp nhân viên thiếu chính kiến

 Khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi khi tranh luận

Sẽ như thế nào khi cả nhóm đang hăng say thảo luận để tìm kiếm ý tưởng, mà một cá nhân từ đầu đến cuối chỉ biết “mình theo số đông hoặc mình sao cũng được”. Để tránh tình trạng này, người quản lý hay chủ cuộc họp nên khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi về chủ đề đang được brainstorm. Điều này nhằm thúc đẩy họ phải suy nghĩ nhiều hơn để có câu hỏi và  phát hiện ra các vấn đề chưa khả thi của ý tưởng.

Thấu hiểu nguyên nhân họ trở nên thiếu chính kiến

Có nhiều lý do của khiến nhân viên ngại đưa ra quan điểm hay chính kiến. Trong đó, xuất phát từ việc họ e sợ bị người khác đánh giá về kiến thức hoặc ngại đối mặt với sự bác bỏ của người khác. Do đó, người quản lý nên thường xuyên đưa ra lời khen hoặc động viên việc đưa ra các sáng kiến từ nhân viên. Khéo léo trong việc đánh giá các sáng kiến của các nhân viên, dù nó phù hợp với tổ chức hay không. 

Thúc đẩy tính kỷ luật của nhân viên

Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ thì tính kỷ luật là điều vô cùng quan trọng. Tính kỷ luật giúp nhân viên thiếu chính kiến tuân theo những mục tiêu kế hoạch đã đặt ra từ trước. Do đó, hãy thúc đẩy nhân viên thiếu chính kiến thiết lập các mục tiêu cho bản thân một cách rõ ràng, tập trung và kiên trì với các công việc đang đảm nhiệm. Đồng thời, bạn cần chủ động hỏi han và đưa ra yêu cầu giúp đỡ mỗi khi thấy họ gặp khó khăn

Một người lãnh đạo giỏi là khi dẫn dắt đội nhóm của mình đạt được mục tiêu đã đề ra và giúp các thành viên phát triển bản thân tốt hơn. Do đó, nếu bạn gặp phải nhân viên thiếu chính kiến trong nhóm mình, hãy lắng nghe và khuyến khích họ nhiều hơn. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn tham khảo cách xử lý khi gặp nhân viên thiếu chính kiến.

Xem thêm: Không phải IQ, đây là chỉ số giúp bạn gặt hái thành tựu trong công việc

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers