adsads
Untitled design 88
Lượt Xem 8 K

Hãy thử xem bạn có đang nuôi dưỡng những “thói quen xấu” này hay không và tìm cách khắc phục ngay trước khi con đường sự nghiệp trở nên không lối thoát!

 

Bạn chỉ làm mọi thứ ở mức “trung bình”

Bạn hoàn toàn tuân thủ mọi nguyên tắc làm việc của công ty. Bạn đi làm lúc 8g và tan làm đúng 5g chiều. Bạn hoàn thành mọi công việc được giao và đạt KPI mỗi tháng. Nhưng tất cả bạn làm chỉ dừng ở mức hoàn thành đúng và đủ nhiệm vụ. Nếu công sở là một bộ phim “cung đấu” dài tập, bạn chỉ đang diễn ở mức tròn vai. Hãy thử tưởng tượng nếu xung quanh bạn ai cũng có thể làm được điều tương tự, tại sao sếp phải chọn bạn cho một vị trí cao hơn? Điều này không có nghĩa là bạn phải tỏa sáng hay xuất sắc vượt trội. Nhưng ít nhất, hãy thể hiện đam mê của bạn trong công việc hoặc chứng tỏ sự năng động của mình khi tham gia công việc. Bạn hãy thử một lần làm “nhân viên của tháng” xem sao, hãy cố gắng đi làm sớm hơn và ra về muộn hơn một buổi trong tuần, đề xuất những ý tưởng sáng tạo, hoàn thành công việc đúng hoặc vượt tiến độ một cách hiệu quả nhất. Có thể bạn chưa đủ nổi trội nhưng chính sự nhiệt tình với công việc sẽ là điểm sáng giúp sếp để mắt đến bạn nhiều hơn.

 

Bạn là “người thực thi” nhiều hơn là “người dẫn dắt”

Hãy thử nhớ lại tất cả những dự án gần đây bạn tham gia, vai trò của bạn trong đó là gì? Bạn chỉ làm theo những gì được phân công hay bạn là người trực tiếp lãnh đạo và dẫn dắt đội ngũ thực hiện dự án? Bạn thường hay nghe theo sự sắp xếp hay bạn chủ động nói lên ý tưởng để phát triển kế hoạch? Nếu câu trả lời của bạn luôn nằm ở vế trước thì bạn nên cân nhắc lại cách làm việc của mình. Thông thường, người ta sẽ chú ý nhiều hơn đến những người “đầu tàu” hơn là những chú ong thợ chăm chỉ. Mặc dù việc đứng ra lãnh đạo một đội ngũ nghe có vẻ nặng nề và đầy trách nhiệm, nhưng bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm khi là người được chủ động quyết định mọi vấn đề. Đã đến lúc để bạn thử thoát ra khỏi chiếc kén an toàn và xung phong tiến cử bản thân cho một dự án hứa hẹn rồi đấy.

 

Bạn đang sống “tới đâu hay tới đó”

Một đặc điểm chung của những nhà đầu tư thành công đó là hầu hết họ đều rất kiên nhẫn và ít khi quan tâm đến những cái lợi trước mắt. Một nhà đầu tư tài ba thường sẽ không bao giờ làm điều gì mà họ không có sự chuẩn bị kĩ càng. Họ sẵn sàng bỏ qua “con cá nhỏ” ngắn hạn để đánh bắt một mẻ lớn về sau. Muốn thành công, bạn nên hạn chế việc chỉ nghĩ đến ngày mai. Thay vào đó, hãy cố gắng xây dựng thói quen có một tầm nhìn dài hạn và kế hoạch lâu dài cho sự nghiệp của mình.

Làm mãi những điều dưới đây sẽ khiến bạn luôn “đuối sức” trên con đường sự nghiệp

Chẳng hạn, thay vì lương tháng nào xài ngay tháng ấy, hãy trích ra một khoản nhỏ để dành dụm phòng khi bạn có một dự án muốn đầu tư trong tương lai. Ngoài ra, nếu bạn xác định muốn theo đuổi con đường sự nghiệp ở một lĩnh vực cụ thể, hãy lập kế hoạch từ bây giờ, tìm hiểu xem bạn cần phải bổ sung điều gì và cần cải thiện chỗ nào để đạt được vị trí tương lai.

 

Bạn phung phí thời gian mỗi ngày của mình

Thời gian chính là chiếc bẫy nguy hiểm nhất cản trở bạn trên con đường thăng tiến. Người thông minh luôn biết cách căn chỉnh và sử dụng quỹ thời gian của họ một cách hợp lý. Hãy hình dung xem nếu bạn có một ngày rảnh rỗi bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ dùng bao nhiêu phần thời gian để tranh thủ học thêm một điều gì đó có ích? Hoặc nếu một ngày bạn ngập đầu trong núi công việc, bạn sẽ đặt “deadline” cho từng việc như thế nào? Một bí quyết cho bạn là hãy tập trung giải quyết công việc theo tính quan trọng và khẩn thiết, song song đó, hãy dành ra thời gian để nghỉ ngơi cho cơ thể lấy lại năng lượng hồi phục. “Thời gian chính là tiền bạc”. Đừng mãi lãng phí gia tài quý báu mà bạn đang có.

 

Bạn thường hay “than thân trách phận”

Có phải câu cửa miệng của bạn là “giá như” hoặc “chỉ tại…”? Mỗi khi bạn không đạt được điều gì đó bạn mong muốn trong công việc, bạn thường có xu hướng phàn nàn hay đổ lỗi cho một ai đó không may. Cảm giác không vừa ý lâu dần tích tụ sẽ khiến bạn làm mọi việc một cách hời hợt, qua loa. Nó sẽ làm bạn trở nên lười biếng và không cảm thấy còn hứng thú với công việc bạn đang làm. Hãy thử áp dụng một suy nghĩ tích cực hơn, mỗi khi bạn muốn than thở hoặc không hài lòng về công việc, hãy gạt bỏ ngay suy nghĩ này và tìm cách giải quyết triệt để vấn đề nếu có lần tới xảy ra. Hoặc đơn giản hơn, hãy thử đặt tình huống nếu được làm lại, liệu bạn sẽ làm gì để khiến công việc này trở nên tốt đẹp hơn?

 

Bạn không có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp

Một trong những điều quan trọng quyết định liệu bạn có trở thành lãnh đạo hay không đó là mối quan hệ giữa bạn với các đồng nghiệp trong công ty. Bạn có thân thiện với mọi người hay không? Bạn có chào hỏi hoặc tiếp xúc với đồng nghiệp nhiều hơn vào những giờ nghỉ trưa? Bạn có từng rủ mọi người trong phòng làm việc cùng nhau order trà sữa hay đồ ăn vặt vào buổi chiều? Những hành động nhỏ sẽ chứng tỏ độ thân thiện của bạn và giúp bạn nhanh chóng trở thành nhân viên được yêu thích trong công ty. Nếu bạn muốn thăng tiến trong công ty, bạn cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Càng nhiều bạn bao giờ cũng tốt hơn nhiều “kẻ thù”. Dù không thể thăng tiến, những mối quan hệ này nếu bạn duy trì tốt đẹp, biết đâu trong tương lai bạn sẽ lại gặp họ và được hỗ trợ ở một khía cạnh nào đó trên con đường sự nghiệp của mình.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers