• .
adsads
shutterstock 1998167108 1
Lượt Xem 3 K

Nghỉ việc ở tuổi tứ tuần có đáng sợ?

Nhảy việc không phải là mong muốn của hầu hết mọi người. Bởi mỗi lần đưa ra quyết định này, bạn phải đối mặt với việc chấp nhận làm lại từ đầu. Trước tiên, chúng ta đều cần thời gian tìm việc, ảnh hưởng đến thu nhập và đôi khi phải đối mặt với áp lực tìm việc. Nhất là khi lực lượng lao động trẻ ngày càng dồi dào, tìm việc ở độ tuổi tứ tuần bạn phải chấp nhận với việc giảm sức hút trong mắt nhà tuyển dụng. Đa phần các doanh nghiệp đều ưu tiên tuyển ứng viên trẻ tuổi. Bởi đây là khoảng thời gian lao động tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết trong công việc. Lực lượng này năng động, nắm bắt nhanh và không tốn quá nhiều chi phí trả lương cho họ. Khi ưu điểm của lao động trẻ lại là khuyết điểm của lao động lớn tuổi. Mặt khác, lao động ở độ tuổi này phải đối mặt với vấn đề sức khỏe, sự bền bỉ hoặc gần độ tuổi nghỉ hưu. Vì thế, nhiều doanh nghiệp ngại tuyển dụng độ tuổi lao động này.

Tuy nhiên, ưu điểm của độ tuổi này là giàu kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp, ứng xử chín chắn. Bởi họ biết khó tìm việc nên trân trọng và nghiêm túc khi có cơ hội được làm việc. Họ yêu nghề và muốn gắn bó cùng doanh nghiệp. Họ không có nhiều thời gian để mơ mộng hay lãng phí thời gian của chính mình. Nếu có kinh nghiệm vững cùng kỹ năng tốt, bạn có thể chọn ứng tuyển vào vị trí quản lý, giám đốc, chuyên gia ở lĩnh vực mình am hiểu. Ngược lại, bạn vẫn chưa đủ năng lực chuyên môn, đây sẽ là thách thức và đầy rủi ro khi quyết định nhảy việc. 

Với những ưu và nhược điểm được phân tích trên, chúng ta có thể thấy rõ nhiều khó khăn phải đối mặt khi “nhảy việc” khi lớn tuổi. Tuy nhiên, không ai có thể chịu nổi sự bào mòn từ thể xác đến tinh thần khi làm việc trong môi trường không phù hợp. Quan trọng, bạn phải xác định rõ nguy cơ và cơ hội khi quyết định chuyển sang nơi làm việc khác. Nếu bạn đủ tự tin và quyết tâm thực hiện, không gì là không thể. Nếu công việc hiện tại không tồi tệ như bạn nghĩ, hãy tìm nguyên nhân và khắc phục chúng. Tôi chỉ muốn chắc chắn rằng, bạn phải suy nghĩ kỹ và có kế hoạch trước khi gửi đơn nghỉ việc. Bởi đây là bước đi khá mạo hiểm và bạn có thể phải trả giá nếu không lên kế hoạch rõ ràng.

“Nhảy việc” như thế nào là đúng?

Độ tuổi tứ tuần, bạn phải chịu trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Áp lực về kinh tế, con cái luôn là gánh nặng và khó khăn nhiều người gặp phải. Nếu gia đình bạn không đủ tiềm lực kinh tế, quyết định nghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình. Đây không còn là vấn đề của riêng bạn. Vì thế, hãy lưu ý những điều sau trước khi nghỉ việc nhé. 

Chuẩn bị đủ nguồn tài chính

Cần dự trù tài chính cá nhân bao nhiêu trước kế hoạch nhảy việc?

Ở độ tuổi 40, tức con của bạn chỉ nằm trong khoảng từ 15 đến 20 tuổi. Đây là đội tuổi ăn chưa no lo chưa tới của các bé. Bạn phải lo từng bữa ăn, học phí, chi phí sinh hoạt của những đứa con mình. Nếu gia đình khá giả, chúng ta không cần phải quá lo điều đó. Nhưng bạn không sở hữu tiềm lực tài chính mạnh, quyết định nghỉ việc sẽ khiến sinh hoạt gia đình bạn bị chao đảo theo. Bởi những người phụ thuộc trong gia đình đang cần tiền sinh hoạt từ bạn. Chính những điều này sẽ gây sức ép nếu bạn không tìm được việc và không có thời gian để bạn lựa chọn công việc phù hợp với mình. Áp lực, mệt mỏi và những đôi mắt dõi theo từ người thân có thể sẽ khiến bạn quyết định sai lầm. Điều này sẽ khiến bạn giẫm phải vết xe đổ của mình lúc trước. Vì thế, hãy chuẩn bị nguồn tài chính sẵn sàng nếu bạn có quyết định tìm “bến đậu mới” trong công việc nhé.

Lên kế hoạch “nhảy việc”

Ở độ tuổi này, chúng ta không còn quá trẻ để bay nhảy và sẵn sàng xé nháp nếu làm sai. Vì thế, mỗi bước đi phải được lên kế hoạch càng cụ thể càng tốt.

Đầu tiên, hãy xác định công việc mình yêu thích là gì, đâu là điểm mạnh của mình. Hành động này giúp bạn lựa chọn mục tiêu trong công việc để phát huy trọn thế mạnh của mình. Sau đó, đừng quên cập nhật CV xin việc đầy đủ thông tin và quá trình công tác của mình. Hãy tập trung và làm nổi bật lên thế mạnh của mình nhé.

Thứ hai, đôi khi cơ hội nghề nghiệp lại đến từ những người xung quanh ta. Vì thế, hãy dành một chút thời gian để tâm sự và mở rộng các mối quan hệ của mình. Biết đâu, chính những người bạn này sẽ đưa đến thông tin nghề nghiệp phù hợp với mình. Hơn thế nữa, nhờ vào sự quen biết này sẽ giúp bạn dễ dàng xin được việc ở môi trường mới hơn. 

Thứ ba, dù biết bạn khá lão làng và trải nghiệm đầy mình nhưng đừng quên chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến phỏng vấn trực tiếp nhé. Từ hồ sơ xin việc, đồng phục đến tác phong đều phải được chuẩn bị cho phù hợp với công việc đang ứng tuyển. Ngoài ra, hãy ôn lại kiến thức và chuẩn bị đối phó với những câu hỏi hóc búa nếu gặp phải. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào phỏng vấn trực tiếp.

Cuối cùng, điều giúp bạn thành công xin việc nằm ở chính bản thân bạn. Ngoài những kiến thức chuyên môn, bạn phải không ngừng rèn luyện kỹ năng cho bản thân mình. Bạn có thể dành thời gian học thêm kỹ năng ứng xử tình huống khó, kỹ năng vi tính, kỹ năng ngoại ngữ,… Tất cả những cố gắng trau dồi này sẽ giúp bạn trở thành “chiến binh” bất bại và không kém cạnh với những ứng viên trẻ tuổi khác.Bằng tất cả quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tôi tin tuổi tác không phải là trở ngại lớn nếu chúng ta biết cố gắng phấn đấu.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho những ai còn phân vân với quyết định “nhảy việc” khi lớn tuổi tìm được hướng đi phù hợp với mình. Nếu người thân và đồng nghiệp bên cạnh đang khó xử khi rơi vào hoàn cảnh trên, đừng quên chia sẻ điều bổ ích này cho họ nhé.

>> Xem thêm: Cách xin nghỉ việc một cách khôn ngoan nhất 

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai thương hiệu tuyển dụng nhân sự VietnamWorks và Navigos Search)...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers