• .
adsads
Untitled design 12 5
Lượt Xem 5 K

 

Việc tìm kiếm một công việc mới chưa bao giờ là dễ dàng. Và điều này còn trở nên khó khăn hơn khi sự tự tin của bạn đang mất dần. John Lees – chiến lược gia phát triển sự nghiệp người Anh và là tác giả cuốn “The Success Code” chia sẻ:

“Bạn sẽ không biết được các nhà tuyển dụng sẽ biết bao nhiêu thông tin về bạn hoặc sự cố bạn bị sa thải trước kia, chứ không chỉ gói gọn trong những gì bạn chia sẻ”.

Và dự đoán của bạn hoàn toàn có cơ sở nếu họ – có khả năng – xem việc bị sa thải là một “vết nhơ” trong sự nghiệp của bạn. Theo Claudio Fernández-Aráoz – cố vấn cấp cao của công ty tìm kiếm nhân sự điều hành toàn cầu, ứng viên thường sẽ lo lắng bị đánh giá rằng điều đó xuất phát từ lỗi của họ. Vượt qua khó khăn bị mất việc và tìm kiếm một công việc mới là một thử thách lớn, nhưng nếu bạn làm được, chắc chắn rằng bạn sẽ trở thành một nhân viên tốt hơn. Dưới đây là một số lời khuyên ứng viên có thể áp dụng.

 

Tìm hiểu nguyên nhân sa thải

Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm công việc, việc đầu tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhà tuyển dụng trước đó sa thải bạn. Khi làm điều này, bạn sẽ biết được vấn đề lớn nhất của bản thân đang nằm ở đâu và bạn cần gì để có thể đứng vững trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Điều này cũng giúp bạn điều chỉnh bản thân để có những bước tiến xa hơn. Có lẽ bạn không phù hợp với văn hóa công ty, hoặc bạn và lãnh đạo trước đây không hòa thuận với nhau, hay đã mắc phải sai lầm trong việc đưa ra quyết định nào đó.

John Lees khuyên rằng, ứng viên cần xem xét kĩ lưỡng vấn đề với những đồng nghiệp hoặc những người bạn tin cậy trong công ty cũ, những người thật sự thấu hiểu công ty và cả vấn đề của bạn. Mục tiêu của bạn là có được một cái nhìn khách quan nguyên nhân sa thải bao nhiêu phần thuộc về lỗi của bạn, và bao nhiêu phần nằm ở yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, theo ông Claudio Fernández-Aráoz, sau khi bạn đã hoàn thành mọi thủ tục với công ty, bạn có thể trò chuyện trực tiếp với bộ phận Nhân sự để tìm hiểu nguyên nhân, và công việc nào thật sự phù hợp với bạn trong tương lai.

 

Duy trì nhịp độ của bản thân

Ông Lees cho rằng các ứng viên thường vội vàng lao vào thị trường tìm việc làm quá sớm sau khi thất nghiệp. Bạn phải trả một cái giá không hề nhỏ cho việc ứng tuyển vào những công việc mới một cách cảm tính và chưa hoàn toàn sẵn sàng. Nếu bạn đưa bản thân đối diện với những nhà tuyển dụng cấp cao, trong khi chính mình chưa kiểm soát được những cảm xúc buồn bã, tức giận hay cay đắng về công việc cũ, bạn rất dễ dàng bộc lộ chúng ra ngoài khi tiếp xúc với họ và ảnh hưởng đến cách họ đánh giá con người bạn.

“Bạn sẽ có một khoảnh khắc thích hợp để bắt đầu tìm việc bằng tất cả tự tin và năng lượng. Đừng vội vã liên hệ với nhà tuyển dụng khi bạn chưa sẵn sàng. Hãy cho phép bản thân thời gian để phục hồi và sau đó mới bắt đầu mở rộng các mối quan hệ.”

Fernández-Aráoz khuyên rằng nếu bạn sẵn sàng, hãy thử trò chuyện với một người thật sự hiểu bạn và luôn giúp đỡ khi bạn cần.

 

Tìm kiếm môi trường phù hợp nhất

bị sa thải

 

Khi bạn dành cho mình thời gian, hãy thử nhìn lại bản thân đã học được những gì sau khi bị sa thải. Chẳng hạn, nếu vấn đề của bạn xuất phát từ xung đột với lãnh đạo trực tiếp hay mâu thuẫn về văn hóa công ty, hãy xem xét về kiểu đồng nghiệp bạn muốn làm việc chung hay môi trường bạn cảm thấy phù hợp cho việc phát triển của mình nhất.

“Không có ai mãi không tiến bộ, chẳng qua họ có thật sự phù hợp với hoàn cảnh hay không.” Ông Fernández-Aráoz nhận định.

Bạn có thể không phù hợp với một tổ chức tốn nhiều cách để hợp tác, nhưng vẫn có nhiều nơi mà giá trị của bạn được công nhận. Bạn cần tìm ra được kiểu môi trường công ty nào sẽ thật sự phù hợp với mình. Nếu bạn bị sa thải vì một lí do vô cùng nghiêm trọng, chẳng hạn như việc nói dối hoặc trộm cắp, bạn cần phải khéo léo hơn trong quá trình tìm kiếm công việc mới. Hãy tìm đến những công ty có cái nhìn cởi mở về trường hợp của bạn. Bạn nên tìm hiểu các tổ chức phi lợi nhuận giúp những người bị đánh giá chưa tốt, để họ có thể tái khẳng định bản thân và quay lại thị trường việc làm một cách tích cực nhất . Khi bạn không có tiền án tiền sự, sẽ có những công ty với cách xử lí tương tự tuyển dụng những người có một vài sự cố trong lý lịch như bạn.

 

Mở rộng các mối quan hệ

Trước khi bạn bắt đầu tích cực tìm việc, bạn cần lên danh sách những người giới thiệu phù hợp. Sự tin cậy là vô cùng quan trọng với nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ về những người có thể không ở trong cuộc nhưng luôn biết về mức độ chuyên nghiệp của bạn từ lâu và sẵn sàng bảo đảm cho bạn. Hầu hết mọi người tìm việc thông qua các mối quan hệ hoặc vòng kết nối cá nhân một cách không chính thức. Bạn có thể nghĩ về sếp hoặc đồng nghiệp cũ, các cố vấn, luật sư, những nhà tuyển dụng nhân sự, đối tác bạn đã làm việc cùng trong suốt sự nghiệp của mình. Biết đâu họ sẽ có những khách hàng có thể giới thiệu cho bạn. Một khi những người xung quanh hiểu điều bạn tìm kiếm, họ sẽ có cách giúp đỡ bạn tốt hơn.

 

Tạo ra một CV thật tích cực

Nếu bạn bỏ qua công việc trước đây của mình và không đề cập trong CV bởi vì bạn không muốn để lại một khoảng trống, đó sẽ là một điều kém khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn nên tập trung vào những gì bạn muốn thể hiện trong CV của mình. Hãy tận dụng những kỹ năng, những trách nhiệm bạn đảm nhận, hoặc bất kỳ lĩnh vực nào trong lịch sử đi làm mà bạn đã hoàn thành xuất sắc. Thư xin việc của bạn cũng không nhất thiết phải đề cập đến công việc trước đó. Tất nhiên, bạn cần nói rõ về vị trí trước đây mình từng làm nhưng sau đó, hãy thể hiện rằng bạn đang tích cực tìm kiếm những cơ hội mới.

 

Chuẩn bị câu chuyện của bạn kĩ lưỡng

bị sa thải

Các cuộc phỏng vấn của bạn chắc chắn sẽ đòi hỏi sự quan tâm và chuẩn bị kĩ lưỡng hơn so với các lần trước đây. Đừng tìm cách trốn tránh xem như vấn đề của bạn chưa xảy ra. Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi bạn sẽ gặp trong buổi phỏng vấn.

Một nguyên tắc quan trọng bạn cần nhớ đó là không nên giấu giếm, cũng không nên chủ động đề cập.

Hãy thử luyện tập với bạn bè, các nhà quản lí hoặc với những nhà tuyển dụng không nằm trong danh sách bạn ưu tiên. Bạn chỉ cần cố gắng trình bày câu chuyện ở phạm vi an toàn và dễ chịu nhất. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể áp dụng:

  • Chia sẻ những gì bạn đã học được từ kinh nghiệm cũ: Nếu bạn bị sa thải vì không đạt được KPIs hoặc mục tiêu ở công ty cũ, cách tốt nhất là bạn nên thành thật trình bày việc này. Hãy thể hiện rằng bạn đã học được gì từ thất bại trên. Bạn cần đưa nhà tuyển dụng hướng đến mục tiêu hiện tại. Có thể đó không hoàn toàn là lỗi của bạn nhưng bạn cũng nên đổ lỗi cho bất kỳ ai khác.
  • Chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình: Nếu bạn phạm phải một sai lầm nghiêm trọng hơn, bạn cần chứng minh rằng bạn đã chịu trách nhiệm cho hành động của mình và bạn đã thay đổi như thế nào. Đây là một chiến thuật thu hút nhà quản lý rất hữu hiệu. Nhà tuyển dụng sẽ muốn chọn những ứng viên đã có cách xử lý tốt trong những trường hợp họ trải qua. Hãy đưa ra những người liên hệ tin cậy để chứng minh cho phần trình bày của bạn.
  • Trả lời một cách tinh tế: Nếu bạn bị sa thải vì mâu thuẫn với sếp hoặc đồng nghiệp, dù trong bất kỳ tình huống nào cũng đừng nên nói xấu hay than phiền về họ trước nhà tuyển dụng. Hãy trả lời khéo léo như bạn và họ không có cùng quan điểm về một vài vấn đề và bạn chấp nhận rời đi. Hãy tinh tế thể hiện sự tôn trọng với đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng vẫn sẽ hiểu được vấn đề bạn đã trải qua.
  • Mô tả công việc cuối của bạn như một dự án: Bạn có thể tận dụng tính chất ngắn hạn của công việc trước đây và thể hiện chúng như một dự án, thay vì một công việc. Bạn không muốn giả dối nhưng hãy biến mọi thứ theo hướng tích cực hơn. Chẳng hạn, hãy trình bày theo kiểu: “Tôi biết tôi ở vị trí này sẽ không được lâu. Công ty đang đối mặt với một vấn đề quan trọng và tôi tham gia vào để xử lý điều này.” Đó sẽ là lời giải thích ngắn gọn vì sao bạn chỉ ở công ty cũ trong vài tháng.

 

Học cách kiểm soát

Khi bạn đối mặt với nhà tuyển dụng, bạn nên chủ động kiểm soát cuộc phỏng vấn bằng cách nói ra những gì bạn đang tìm kiếm và thể hiện rằng bạn đang sở hữu những điều cần thiết. Đây là chiến lược thông minh khi bạn đang có vấn đề muốn tránh phải. Nghiên cứu cho thấy rằng, những nhà quản lý thường hình thành suy nghĩ của họ trong khoảng 3-5 phút, những gì sau đó chỉ là một hình thức hợp lý hóa cho nhận định này. Nếu bạn chứng tỏ rằng bạn dẫn dắt cuộc phỏng vấn một cách tích cực, nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng bỏ qua vấn đề của bạn trong quá khứ.

 

Thể hiện sự lạc quan

Bạn có thể hạn chế sự áp lực của việc tìm kiếm một vị trí mới sau khi mất việc bằng cách đảm bảo rằng bạn ăn uống, tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ. Hãy gặp gỡ bạn bè và biến bản thân mình trở nên bận rộn hơn. Bạn cần bày tỏ sự tích cực của mình trong khi tìm kiếm một công việc mới. Thêm vào CV những “hoạt động tình nguyện” hoặc “sở thích” sẽ là ý tưởng tuyệt vời. Bạn cũng có thể trình bày những công việc freelance, hoặc làm cố vấn trong thời gian bạn tìm việc làm. Hãy trích dẫn chúng với những bằng chứng cụ thể để nhà tuyển dụng ấn tượng.

 

Những nguyên tắc cần ghi nhớ:

NÊN

  • Suy ngẫm về những gì bạn đã học được sau khi bị sa thải và tìm ra điểm mạnh về kiểu môi trường làm việc bạn thật sự phù hợp.
  • Tiếp cận những người bạn đã từng làm việc trước đây để tìm kiếm cơ hội mới hoặc làm “người giới thiệu” khi xin việc.
  • Lên kế hoạch trước để trả lời những câu hỏi liên quan đến công việc trước đây một cách ngắn gọn và mạch lạc.

 

KHÔNG NÊN

  • Bỏ qua việc nói chuyện với bộ phận Nhân sự cũ về vấn đề sa thải của bạn. Hãy đợi cho đến khi cảm xúc của bạn ổn định, lên lịch một cuộc họp và thảo luận về vấn đề này.
  • Bỏ qua công việc trước đây của bạn, không đưa vào CV và thư xin việc. Nhưng cũng đừng quá tập trung vào nó.
  • Suy nghĩ tiêu cực về triển vọng của bạn. Trong quá trình tìm kiếm, hãy cởi mở với bạn bè và những người xung quanh.

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers