adsads
1200x900 10
Lượt Xem 363

Tìm hiểu nguyên nhân sếp vẫn dửng dưng chuyện tăng lương

1. Liệu công ty có đang hoạt động hiệu quả

Đánh giá sức khỏe của công ty là một trong những điều đầu tiên bạn nên làm trước khi đề cập đến vấn đề tăng lương. Nếu tình hình kinh doanh của công ty vẫn tốt và không có khủng hoảng gì, nhiều khả năng khi bạn đề xuất quản lý sẽ tiếp nhận yêu cầu của bạn. Nhưng nếu công ty đang thắt lưng buộc bụng, hiệu suất làm việc của bạn tuyệt vời đến đâu cũng không quan trọng—họ có thể không có đủ điều kiện để tăng lương cho bạn (hoặc tăng nhiều như bạn muốn).

2. Liệu bạn có để sếp thấy sự nỗ lực của mình ?

Hãy hiểu rằng nếu bận yêu cầu tăng lương qua người mà bạn không hợp hoặc người sếp không nhìn thấy giá trị của bạn là một đề xuất thất bại. Hãy tạm ngừng lại cho đến khi bạn có thể tìm ra cách trở thành đồng minh. Hãy đợi đến lúc bạn thật sự giúp họ thấy được sự cố gắng của bạn trong năm qua. (Nếu điều đó dường như là không thể, bạn nên bắt đầu tìm một công việc khác.)

3. Liệu công ty của bạn có một lịch trình tăng lương cụ thể 

Nếu có một ngày quyết định tăng lương, thì rất hiểm khi sếp bạn sẽ cân nhắc tăng vào một thời điểm khác. Có thể vì vậy sếp bạn mới chưa trao đổi về vấn đề  lương thưởng với bạn. Đôi khi ngày tăng lương của các công ty thường khoảng 6 tháng một lần, những ngày trước khi lập ngân sách cho năm tiếp theo hoặc cùng với đánh giá của nhân viên. Tìm hiểu xem ngày đó sẽ diễn ra khi nào, liệu bạn có bỏ qua ngày đó hay chưa và  sau đó hãy tính đến việc đề xuất tăng lương.

Cách đề nghị xét tăng lương một cách tinh tế với Sếp

1. Chuẩn bị tài tiểu minh chứng cho kết quả làm việc

Hãy chuẩn bị sẵn tất cả các lý do tại sao bạn nên được tăng lương và bạn có tài liệu để chứng minh điều đó. Có thể thông qua các đánh giá trước đây, email phản hồi tích cực, báo cáo dữ liệu, công việc. (Thậm chí tốt hơn, bạn đã điền vào bảng tính tăng lương này để theo dõi mọi thứ.) Các con số, sáng kiến, kết quả, bất cứ thứ gì cho thấy tất cả những gì bạn đã hoàn thành tốt các công việc. Điều này giúp bạn có cơ sở để trao đổi đề xuất tăng lương và cho sếp bạn thấy được những cống hiến của bạn trong năm vừa qua.

2. Đặt lịch hẹn nghiêm túc với Sếp

Để chứng minh mức độ nghiêm túc của bạn đối với vấn đề tăng lương, hãy chủ động xin một cuộc hẹn và đến gặp trực tiếp tại văn phòng. Không nên đề cập đến việc tăng lương ở nơi đông người hay những nơi không phù hợp khác như qua điện thoại, email hoặc thảo luận trong căng tin.

3. Xác định phần trăm muốn tăng

Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị và nghiên cứu mức lương bạn muốn được tăng. Tốt nhất bạn nên tham khảo mức lương trên thị trường ở vị trí và kinh nghiệm hiện tạo của bạn. Từ đó, hãy đề cập đến vị trí và vai trò của bạn, đồng thời xác định giá trị của bạn trong nhưng năm tới.

Để khi sếp của bạn bận ý việc tăng lương hãy đưa ra một con số gần bằng con số đã nghiên cứu, điều này giúp sếp của bạn có sự cân nhắc tốt hơn.

4. Không so sánh bản thân với đồng nghiệp khác

Hãy tập trung vào việc chứng minh các giá trị, năng lực và chất lượng công việc của bạn hơn là so sánh với những người khác. Việc so sánh mức lương của bạn với người khác có thể làm xấu hình ảnh của bạn trong mặt sếp. Bởi bạn sẽ không biết đồng nghiệp của mình đã chứng minh như thế nào để có mức lương đó. Do đó, hãy cố gắng tích lũy kiến thức và thành tích của bạn hơn là tập trung vào người khác.

5. Nếu không được phê duyệt, hãy hỏi về thời gian dự kiến.

Khi sếp của bạn từ chối yêu cầu của bạn, đừng cảm thấy xấu hổ hay cảm thấy nản lòng và bỏ đi. Chỉ cần mỉm cười và nói chuyện một cách thuyết phục, rằng không thể tăng trong lần này nhưng sẽ cân nhắc ở đợt sau. Như vậy, bạn có thể hỏi sếp của mình về các cách để được tăng lương và khoảng thời gian phù hợp. Bằng cách này, Sếp cũng sẽ ấn tượng với cách bạn đề xuất cùng như cảm nhận được tinh thần cố gắng của bạn.Chúc bạn có thể đề xuất tăng lương thành công và gắn kết với sếp hơn nhé!

Được tăng lương là điều hầu hết người lao động đều kỳ vọng được công ty cân nhắc ít nhất một lần trong năm. Nhưng trước khi yêu cầu tăng lương, hãy chắc chắn rằng bạn xứng đáng với điều đó. Có nhiều cách để yêu cầu tăng lương, tốt hơn hết bạn hãy chuẩn bị kế hoạch đề xuất tăng lương đầy đủ. Hy vọng với các cách  được đề cập trong bài viết này bạn sẽ tự tin hơn khi trao đổi với sếp mình.

Xem thêm: Sếp nên làm gì khi nhân viên gặp “khủng hoảng sự nghiệp”?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers