adsads
MicrosoftTeams image 34
Lượt Xem 1 K

Thế hệ Z là gì?

Thế hệ Z hay còn gọi là gen Z là một thuật ngữ dùng để gọi nhóm người sinh từ năm 1997 đến năm 2012. Gen Z được đánh giá là những người được tiếp cận với công nghệ từ rất sớm, có những tư duy đầy đủ và nhận thức sớm về những khái niệm như tiền tệ, kinh tế. 

Gen Z coi trọng cái tôi cá nhân, họ không thích núp dưới cái bóng của ai khác. Họ có thể vực dậy bản thân sau mỗi lần thất bại, họ thích làm việc độc lập hơn so với thế hệ trước, cách giải quyết vấn đề của họ có xu hướng ôn hòa hơn so với thế hệ trước. Đặc điểm chung của thế hệ này là những người dám nghĩ, dám làm, tự chủ trong quan điểm, sẵn sàng cởi mở với cơ hội nghề nghiệp, những đặc điểm ấy có thể sẽ trở thành thế mạnh của gen Z, đem lại một sự thay đổi lớn trong công việc. 

Thế hệ Z linh hoạt và độc lập

Dịch Covid khiến mọi hoạt động của các doanh nghiệp phải chuyển hướng, việc thay đổi trong môi trường làm việc và thời gian làm việc khiến mọi người cảm thấy chưa kịp thích nghi, tuy nhiên, các bạn trẻ thuộc thế hệ Z đề cao sự linh hoạt trong chính sách làm việc. Đây là hệ ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những chính sách giờ làm việc linh hoạt, tự do trong việc chọn địa điểm làm việc và tôn trọng thời gian cá nhân là những điều gen Z cần khi đi làm. 

Bởi giờ giấc làm việc linh hoạt, làm việc từ xa giúp mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi làm việc trong môi trường bị gò bó, hiệu quả công việc được nâng cao, kích thích khả năng sáng tạo và làm tăng năng suất làm việc của người lao động.

Gen Z độc lập trong tư lập, định nghĩa này được chứng minh bởi chính sự kiện đại dịch covid 19 vừa qua, nếu như những người đi làm lâu nay, những anh chị thế hệ trước có những thay đổi công việc thì hơn nửa gen Z cho rằng sự kiện này không quá tác động tới định hướng của họ, cùng lắm cũng chỉ làm trễ thời điểm ra trường của họ. Không chỉ độc lập tư duy, gen z luôn mong có sự tự do trong hành động. Đây cũng là lý do để gen Z lựa chọn sự nghiệp của mình. Với tư tưởng cởi mở, không ngại thách thức, nhiều gen Z sẵn sàng làm việc tại các công ty startup, có một số bạn chọn theo con đường freelancer, kinh doanh chứ không còn chỉ chọn một con đường duy nhất đó là đi làm công sở để tích lũy tiền và kinh nghiệm như suy nghĩ của thế hệ trước.

Gen Z và sự kết nối

Làn sóng Gen Z đổ ập vào thị trường lao động,làm thay đổi những khái niệm trong công việc từ trước. Ngay cả trong văn hóa giao tiếp trong công việc cũng ảnh hưởng bởi văn hóa giao tiếp của thế hệ này. Gen Z luôn hướng đến sự bình đẳng trong công việc, họ mong muốn xây dựng các mối quan hệ bình đẳng trong mối quan hệ hơn là có sự phân biệt giữa các phân cấp. Họ muốn xóa bỏ ranh giới của giữa”cấp trên – cấp dưới”.

Gen Z đánh giá cao hiệu quả của giao tiếp, các vấn đề đều được giải quyết nếu được trao đổi trực tiếp với nhau, họ mong muốn được kết nối trực tiếp với đồng nghiệp của mình mà không cần thông qua mạng xã hội. Đồng thời, họ cũng muốn có sự phản hồi từ mọi người. Họ mong muốn nhận được sự phản hồi về công việc. Những ý kiến đóng góp giúp họ xử lý công việc tốt hơn, giúp họ hoàn thành tốt công việc và biết rằng mình mình đang làm đúng hướng. Các công ty, tổ chức có thể thêm vấn đề này vào văn hóa doanh nghiệp của mình để nhằm giúp mọi người trong công ty có thể đoàn kết, giúp đỡ nhau nhiều hơn.

Gen Z quan tâm tới sự nghiệp

Thế hệ Z có định hướng nghề nghiệp và mục tiêu công việc rất rõ ràng, để thu hút được nhân tài từ thế hệ này, doanh nghiệp bắt đầu thống nhất mục tiêu cá nhân và mục tiêu của công ty để tăng sự nhiệt huyết của gen Z trong công việc. Khác với thế hệ trước, họ ưa thích vào trong các môi trường lớn: doanh nghiệp nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước, nhưng Gen Z lại thích thử thách bản thân trong mọi lĩnh vực, nên thế hệ này không ngần ngại thử sức với các công ty trong nước. Điều này giúp giảm thiểu số người lao động thất nghiệp trên cả nước.

Gen Z quan tâm đến cơ hội trong sự nghiệp của mình, nên họ luôn tìm cách để trau dồi những kiến thức hay kỹ năng chuyên môn của mình. Đồng thời, thế hệ này rất mong nhận được sự công nhận và đánh giá cao từ người khác, nếu như doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sự nghiệp của nhân viên thì doanh nghiệp đó sẽ giữ được chân của các nhân tài gen Z. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp có thể liên kế hoạch cho việc đào tạo, nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn của nhân viên trong công ty.

 

Xem thêm: Nên học ngôn ngữ nào để tìm kiếm công việc dễ dàng?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers