• .
adsads
Untitled design 46
Lượt Xem 12 K

Việc chấp nhận ở lại tổ chức với một mức lương thấp đôi lúc lại không đến từ giá trị của những con số trong tài khoản ngân hàng. Đôi lúc, nó còn nằm ở những giá trị tiềm năng tạo cơ hội phát triển, một tầm nhìn rộng và xa hơn lối suy nghĩ “an phận thủ thường”.

Cho dù bạn có là thành viên cộm cán hay là ứng viên xin việc, việc chấp nhận một mức lương thấp hơn mong đợi của mình đôi khi lại là một dấu hiệu tốt. Trước khi giải thích tại sao, cùng điểm qua một vài vấn đề có thể xảy ra đối với một người được nhận 1 mức lương “cao ngất ngưởng”.

  • Nếu bạn được trả lương cao, mọi người sẽ đặt kỳ vọng nhiều hơn ở bạn. Liên tục đưa ra những kết quả làm việc tốt được coi như là tất nhiên và tất cả mọi lỗi lầm mà bạn phạm phải dù to dù nhỏ đều sẽ bị phóng đại, và mức tăng lương sẽ là thấp nhất để “đưa bạn về đúng vị trí”.
  • Bạn làm liên lụy đến những người bạn cần lưu tâm. Được nhận một mức lương cao hơn mức lương trung bình yêu cầu nhà tuyển dụng hay nhà quản lý đứng ra chịu trách nhiệm với bộ phận HR. Và khi có chuyện gì xảy ra, họ sẽ phải hứng chịu cùng với bạn và họ sẽ không có khả năng, thậm chí là không hề muốn, bao che và biện hộ cho bạn.
  • Các vị trí nhân viên cấp cao hơn vốn không nhiều. Với mức lương cao, bạn sẽ bị loại ra ngay từ vòng đầu khi có cơ hội thăng tiến . Và ngay cả khi bạn có quyết định xin nghỉ vì thấy bất công, các nhà tuyển dụng cũng không hề quan tâm.

 

Một mức tăng lương chậm trong dài hạn là điều tất nhiên đối với những nhân viên theo đuổi mục tiêu tăng lương ngắn hạn. Thay vì tập trung vào số tiền lương, hãy thử tập trung vào 1 khía cạnh khác: Mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Nói một cách khác, hãy lựa chọn những công việc có đưa ra các tiềm năng phát triển hơn là các công việc đưa ra một mức lương cao. Cụ thể hơn, hãy thử cân nhắc theo những yếu tố sau:

 

Sự phù hợp năng lực và công việc

Lương thấp - Vì sao bạn nên chọn ở lại thay vì ra đi?

Khi áp dụng mức lương cho nhân viên, nhà tuyển dụng thường dựa trên sự phân tích thị trường lao động tổng thể nhằm thỏa đáng với quỹ tiền lương của công ty và nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nhân viên.

Mức lương này sẽ được phân chia theo trách nhiệm và quyền hạn của mỗi nhân viên, vì vậy với mức độ trách nhiệm cao và áp lực công việc nhiều thì mức lương cũng sẽ cao hơn. Bạn cần đánh giá khách quan công việc hiện tại, năng lực đáp ứng của bản thân so với công việc và rút ra kết luận lương có phù hợp với công việc không.

 

Sự đáp ứng nhu cầu cuộc sống cá nhân

Bạn cần xem xét so với nhu cầu cá nhân trong cuộc sống, mức lương hiện tại có đáp ứng được hay chưa? Tất nhiên bạn không thể chấp nhận mức lương quá thấp và không thể đảm bảo cuộc sống của mình.

 

Sự cân bằng giữa lương và các chế độ phúc lợi khác

khoảng 70% người lao động có thể chấp nhận làm việc cho công ty có lương thấp hơn so với các công ty khác nhưng chế độ phúc lợi ưu đãi và môi trường làm việc tốt và có nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển và thử thách bản thân.

Việc bạn bè của bạn có lương cao còn phụ thuộc rất nhiều vào lý do khách quan khác. Tuy nhiên, khi làm việc bạn không nên quan tâm và so sánh quá nhiều về chế độ lương, như vậy sẽ vô hình chung tạo cho bạn cảm giác không thỏa mãn và tạo thói quen nhảy việc. Bạn hãy định hướng cho bản thân mình và đặt ra mục tiêu công việc phù hợp, từ đó bạn sẽ đạt được thu nhập như ý muốn.

 

Tuy nhiên, khi đến thời điểm chín muồi, hãy mạnh dạn đề xuất với cấp trên của mình về việc thay đổi mức lương ở một mức xứng đáng hơn với công sức mà bạn đã bỏ ra. Tuy nhiên, trước khi mở lời, hãy ghi nhớ 3 điều sau:

Xác định giá trị bản thân

 Đã đến lúc bạn nên nhìn nhận vị trí, vai trò và trách nhiệm, sự cống hiến  của mình đối với sự thành công của công ty. Khi bạn nắm được những điểm mạnh nhất của bạn trong tổ chức hoặc lĩnh vực mà bạn đảm nhiệm, bạn sẽ tìm kiếm những bằng chứng để thuyết phục sếp.

 

Xung phong nhận thêm công việc

Nếu cảm thấy mình có đủ thời gian, khả năng để nắm giữ thêm trọng trách, bạn nên tình nguyện nhận thêm phần việc công ty đang cần người thực hiện. Đừng chờ đợi đến kỳ đánh giá nhân viên mới cuống cuồng tìm việc để làm. Thay vào đó, bạn nên chủ động đề nghị được giao những việc trong tầm tay.

 

Đề nghị mức tăng lương hợp lý

Đề nghị được tăng bao nhiêu lương cũng là một vấn đề bạn cần phải suy xét thật kỹ lưỡng. Thế nào là mức tăng hợp lý, phù hợp với khả năng của công ty và mong muốn của bạn luôn là câu hỏi khiến nhiều người đau đầu. Vì thế, nếu như bạn thấy rằng giá trị mình làm cần được trả thêm 10% lương nữa, thì bạn có thể đề nghị sếp tăng 15% lương cho mình sau đó dần đàm phán về mức lương mà bạn mong muốn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm? Hãy tìm thấy giá trị của công việc và học...

Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers