adsads
292 2
Lượt Xem 8 K

 

Bạn muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, thân thiện và công bằng? Bạn muốn làm việc hiệu quả để hoàn thành tốt công việc được giao? Đó đều là những mong muốn rất chính đáng. Nhưng đôi khi “đời không như mơ”, những mong muốn đơn giản này bỗng trở nên xa xỉ bởi môi trường làm việc của bạn có những đồng nghiệp “xấu tính”.

Những đồng nghiệp “xấu tính” có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với công việc của bạn. Thậm chí, có những lúc bạn sẽ cảm thấy “phát điên” vì họ. Hãy nhận dạng những đồng nghiêp “xấu tính” xung quanh bạn và đừng bỏ qua bí kíp giúp bạn cư xử văn minh và tự bảo vệ chính mình.

1. Đồng nghiệp thù địch: Thấy bóng không sút, chỉ sút chân đồng đội

Đồng nghiệp “thù địch” là những đồng nghiệp luôn nhằm vào bạn và sẵn sàng “tấn công” bạn khi thảo luận hay bàn bạc về một vấn đề nào đó. Có thể họ muốn “ghi điểm” với sếp hoặc đơn giản là họ muốn gây khó dễ cho bạn. Mục đích thực sự của họ là “giải quyết” bạn chứ không phải giải quyết vấn đề.

Image result for jealous colleague

Bạn không nên ngừng đề xuất những ý tưởng và đưa ra những ý kiến của bạn chỉ vì có đồng nghiệp như thế. Hãy cố gắng chuyển sự nhấn mạnh ra khỏi con người để tiếp tục bàn bạc về vấn đề và giải pháp. Bạn có thể nói chuyện riêng với đồng nghiệp này và bày tỏ rằng bạn muốn tạo dựng một mối quan hê tốt với họ.

Nếu đồng nghiệp đó có nhiều bạn bè ở những vị trí cao, hãy cố gắng tập trung vào công việc của bạn và hỗ trợ các đồng nghiệp khác nếu có thể, bởi vì mối thù hằn này có thể làm ảnh hưởng đến công việc và cơ hội thăng tiến của bạn.

2. Đồng nghiệp đố kị”: Họ khó chịu khi bạn ghi được “bàn thắng”

Những đồng nghiệp “đố kị” thường rất bực bội và khó chịu khi bạn giỏi và thành công hơn họ. Họ luôn muốn tất cả những gì bạn có. Họ nghĩ rằng họ mới là người xứng đáng có được những điều đó. Khi bạn được sếp khen ngợi hay đạt được kết quả tốt trong công việc, có thể họ vẫn nói với bạn lời chúc mừng, nhưng thực chất trong lòng họ cảm thấy rất khó chịu. Họ chính là những đối tượng “bằng mặt mà không bằng lòng”.

Bạn nên hạn chế giao tiếp với những đồng nghiệp này để giữ mối quan hệ thân thiện. Nếu đồng nghiệp đố kị “tấn công” cá nhân bạn. Bạn nên cố gắng hướng cuộc trò chuyện trở lại những vấn đề có thể kiểm soát và loại bỏ cảm xúc cá nhân khỏi cuộc trò chuyện. Nếu tình hình không khả quan hơn, hãy rời đi.

Có những đồng nghiệp hay ganh ghét, đố kị vì họ đang cảm thấy không an toàn về công việc của họ. Khuyến khích đồng nghiệp tham gia vào một dự án hoặc hoạt động thú vị có thể là cách tuyệt vời để làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực. Nếu mọi thứ “leo thang” đến mức bạn không thể làm công việc của mình một cách hiệu quả, hãy cân nhắc đến việc nói chuyện với người quản lý nhân sự hoặc sếp của bạn.

3. Đồng nghiệp “đại ca”: Sở trường của họ là bắt nạt người khác

Những đồng nghiệp “đại ca” chính là “phiên bản văn phòng” của những kẻ thích bắt nạn bạn khác ở trường học. Họ thường muốn bạn làm những việc theo ý họ, nếu không họ sẽ “xử đẹp” hoặc gây khó dễ cho bạn. Trước khi quyết định nên cư xử với những đồng nghiệp này như thế nào, bạn cần biết vị trí của họ trong công ty. Nên nhớ rằng: Một người sếp “đại ca” sẽ có quyền lực thực sự đối với bạn, nhưng một đồng nghiệp hay “bắt nạn” bạn có nghĩa là họ nhận thức được sức mạnh của bạn.

Related image

Để cảm thấy thoải mái hơn khi “sống chung” với những người đồng nghiệp này, bạn nên hình dung trước những tình huống có thể xảy ra khi giao tiếp với họ và luyện tập trước. Đừng quá nhu nhược, hãy đứng lên bảo vệ chính mình. Hãy quyết đoán mà không giận dữ. Lưu lại các thông tin tương tác giữa bạn và những đồng nghiệp này cũng có thể hữu ích trong trường hợp bạn không thể tự giải quyết và cần có sự giúp đỡ.

4. Đồng nghiệp “dựa dẫm”: Ỷ lại, nhờ vả không giới hạn

Bạn đã giúp một đồng nghiệp làm quen với môi trường mới hay hỗ trợ họ xử lý những vấn đề khó khăn. Và rồi, đồng nghiệp đó không ngừng bám diết lấy bạn để “nhờ vả” không giới hạn. Những đồng nghiệp thường không có ý xấu với bạn, nhưng họ hay cố tình lợi dụng lòng tốt, thời gian và tài năng của bạn. Họ chỉ đơn giản là muốn tốt và được lợi cho bản thân chứ không thực sự quan tâm đến người khác. Nếu họ có vẻ quan tâm đến bạn thì thực chất đó chỉ là “hình thức” và nhằm “tạo mối quan hệ” để tiện cho việc nhờ vả và tận dụng triệt để lòng tốt của bạn.

Giải pháp đơn giản nhất là xin lỗi và từ chối. Hãy chia sẻ về việc bạn có rất nhiều công việc phải xử lý và rất tiếc khi không thể hỗ trợ được. Bạn có thể đề xuất họ liên hệ với quản lý để được trợ giúp nếu gặp vấn đề quá khó khăn.

— HR Insider/Cafébiz–

adsads
Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng vai trò quan trọng. Một trong những phương pháp hiệu...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất của quốc gia....

Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers