adsads
1200x900 2
Lượt Xem 2 K

Chuyển kênh bán từ các kênh truyền thống sang kênh hiện đại

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ năm 2020 sang năm 2021 đã khiến cho ngành FMCG có sự chuyển đổi về kênh bán. Trong trạng thái bình thường không có Covid, các sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở Kênh Truyền thống như chợ truyền thống và các đại lý và Kênh Hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Do giãn cách xã hội bởi dịch bệnh và sự giới hạn trong việc tiếp xúc trực tiếp, người tiêu dùng đã chuyển hướng hành vi mua sắm từ các kênh truyền thống sang kênh hiện đại. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đã bắt đầu tạo được thói quen mua hàng trên Kênh Kỹ thuật số (Digital) dẫn đến sự bùng nổ của các ứng dụng bán hàng trực tuyến.

Thay đổi hình thức vận chuyển phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng

Do người tiêu dùng chuyển sang hành vi tiêu dùng mới trên kênh hiện đại và kênh kỹ thuật số nên các doanh nghiệp phải tìm các giải pháp đảm bảo hàng hoá được chuyển tới tay người tiêu dùng một cách nhanh và an toàn nhất. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành FMCG đã phải “bắt tay” với các doanh nghiệp trong mảng thương mại điện tử E-commerce để giải quyết được các vấn đề kênh bán đồng thời vận chuyển hàng hoá. Chúng ta có thể chứng kiến các ứng dụng giao hàng, giao đồ ăn ngày càng trở nên phổ biến.

Các doanh nghiệp tập trung xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng trên các kênh mạng xã hội

Để thu hút các ứng viên tiềm năng, các doanh nghiệp trong ngành này thường xuyên tổ chức nhiều các sự kiện để thu hút ứng viên thông qua các hội thảo trực tuyến, các chương trình Quản trị viên tập sự trên các kênh mạng xã hội.

Đội ngũ Bán hàng (Sales) thay đổi công việc nhiều nhất trong thời gian có dịch bệnh

Bán hàng là đội ngũ nhân sự chiếm số lượng nhiều nhất trong ngành FMCG. Đây cũng là đội ngũ rời bỏ thị trường ngành FMCG cao nhất trong năm 2020 và 2021.

Lý do chủ yếu đến từ việc đây là ngành phát triển rất nhanh và cũng thay đổi nhanh. Bên cạnh đó, thị phần của các doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành FMCG có tính cạnh tranh rất cao. Do đó, đội ngũ Sales được yêu cầu phải rất năng động thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Chính vì Sales là đội ngũ rời bỏ thị trường ngành này nhiều nhất nên bên cạnh nhu cầu tuyển dụng các vị trí Marketing thì Sales cũng chính là các vị trí mà ngành FMCG có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

Nhân sự ngành FMCG gặp thách thức khi luôn phải ở trong trạng thái sẵn sàng thay đổi

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các yêu cầu của nhà tuyển dụng trong ngành FMCG có những yêu cầu tuyển dụng mới đối với các ứng viên tiềm năng của ngành này. Đó chính là việc người lao động sẽ luôn ở trong trạng thái sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng thích nghi với các biến động của thị trường.

2. Những thách thức trong tuyển dụng trong ngành FMCG

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tăng

Doanh nghiệp trong mảng này có nhu cầu tuyển dụng các nhân sự cấp trung và cấp cao. Tuy nhiên thị trường lại đang khan hiếm các vị trí này.

Các doanh nghiệp cùng ngành có sự cạnh tranh về lương, thưởng và chế độ phúc lợi

Do nhân sự trong ngành này, nhất là các vị trí Bán hàng và Tiếp thị, có xu hướng chuyển việc thường xuyên nên mặc dù nguồn ứng viên trên thị trường có nhiều nhưng rất khó để tìm được các ứng viên có chất lượng cao và đạt đủ tiêu chí do nhà tuyển dụng đặt ra. Từ đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách cạnh tranh về lương, thưởng, chế độ đãi ngộ hấp dẫn như chính sách lương tháng 13, bảo hiểm dành cho cả gia đình, dịch vụ xe đưa đón…để thu hút nhân tài.

3. Các thách thức mới đối với nhân sự ngành FMCG

Đặc điểm chung của nhân sự ngành FMCG

Nhân sự trong ngành FMCG có một số những đặc điểm chuyên biệt như: có khả năng làm việc độc lập và có tính cam kết cao; thường xuyên di chuyển; khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, khéo léo. Đặc biệt, nhân sự ngành FMCG thường không duy trì sự ổn định lâu tại một công ty. Họ thường xuyên chuyển việc sau 2-3 năm làm việc tại một tổ chức. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp trong mảng FMCG thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng nhân sự.

Nhân sự mảng Tiếp thị & Thương hiệu (Marketing & Branding) luôn được ưa thích

Một trong những điểm sáng của nhân sự mảng Marketing & Branding trong ngành FMCG là họ luôn có nhiều cơ hội và được chào đón ở các lĩnh vực khác trong đó có các ngân hàng thương mại khi họ muốn đẩy mạnh việc xây dựng mảng Bán lẻ và Chuyển đổi số. Các ứng viên của mảng này có sức sáng tạo rất lớn và có kinh nghiệm xây dựng các chiến lược để tăng độ phủ của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, do ngành FMCG có độ cạnh tranh rất cao nên nhân sự mảng Marketing & Branding trong ngành này phải có những thấu hiểu sâu sắc về thị trường. Họ cũng có sự tinh tường, phán đoán các phản ứng của thị trường một cách nhanh nhạy để từ đó điều chỉnh và thay đổi các chiến lược hoặc các chiến dịch cho các sản phẩm. Đó là các lý do vì sao các nhân sự trong mảng này luôn được các doanh nghiệp chào đón.

Nhân sự ngành FMCG gặp khó khăn khi thị trường thay đổi nhanh và liên tục

Do FMCG là ngành có nhiều cạnh tranh liên quan đến doanh số và hình thức vận chuyển (logistics) nên đây vẫn luôn là thách thức cho bất kỳ một nhân viên nào, đặc biệt là Bán hàng (Sales) nếu muốn thành công trong ngành này. Ngoài ra, nhân sự trong ngành này cũng thường xuyên phải di chuyển, thậm chí làm việc xa nhà cũng là một thử thách với sức bền của đội ngũ này. Bên cạnh đó, nhân sự ngành này vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải nếu không đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp khi thị trường thay đổi nhanh và liên tục.

Ứng viên cần có kỹ năng tốt về xây dựng mạng lưới các mối quan hệ

Do thị trường ngành FMCG có những thay đổi về tính chất công việc, từ bán hàng theo hình thức B2B (Doanh nghiệp với Doanh nghiệp – Nhà sản xuất với Người bán buôn – Người bán buôn với Người bán lẻ – Người bán lẻ với Người nhập sỉ…) và B2C (Trực tiếp từ Doanh nghiệp đến Người tiêu dùng) rồi giờ đây chuyển đổi sang B2B2C (mô hình phổ biến như các trang thương mại điện tử), đồng thời có sự chuyển hướng về khách hàng như trên, nên ngành FMCF yêu cầu ứng viên cần có kỹ năng xây dựng mạng lưới mối quan hệ tốt và rất năng động. Ngoài ra, các ứng viên còn cần phải có bộ kiến thức và kỹ năng mới liên quan đến E-commerce, hiểu về Omni Channels và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.

Các doanh nghiệp có yêu cầu cao hơn về Tiếng Anh với các ứng viên

Các doanh nghiệp đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hoạt động trong ngành FMCG đều yêu cầu ứng viên có kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo để đáp ứng được với các xu hướng toàn cầu hóa trong ngành này. Điều này dẫn đến các yêu cầu cao hơn về sử dụng tiếng Anh đối với nhân sự trong ngành này, đặc biệt đối với các vị trí Bán hàng và Tiếp thị (Sales và Marketing).

Đây cũng là một trong những yêu cầu tuyển dụng của các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động trong ngành FMCG. Họ sẽ có xu hướng tuyển các nhân sự từ các tập đoàn đa quốc gia khác cùng ngành. Bên cạnh yếu tố nhân sự này đã có sự làm quen về cách làm việc trong môi trường các doanh nghiệp đa quốc gia, thì một trong những yếu tố quan trọng, đó là các nhân sự này có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Yêu cầu ứng viên phải trang bị kiến thức và kỹ năng mới

Doanh nghiệp ngành FMCG có xu hướng tuyển dụng nhân sự là Bán hàng online (Sales online) thay vì tuyển Sales để bán tại các kênh truyền thống. Chính vì vậy, các ứng viên truyền thống sẽ cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng mới liên quan đến chuyển đổi số, công nghệ thông tin để có thể đi được đường dài cho chặng đường trong 5 – 10 năm tới. Thời điểm hiện tại, các kênh truyền thống vẫn đang tồn tại với số lượng lớn nên các ứng viên quen làm việc với các kênh này cẫn còn cơ hội làm việc trong 1 – 2 năm nữa. Tuy nhiên sau đó, nếu họ không chuyển đổi theo các yêu cầu và kỹ năng mới thì khả năng bị đào thải có thể xảy ra.

Nhân sự cấp trung, cấp cao bắt buộc phải tự làm mới bản thân để thích nghi với sự thay đổi trong ngành

Các nhân sự cấp trung và cấp cao trong ngành FMCG giờ đây buộc phải tự làm mới mình trong cách quản lý do có những thay đổi về cách làm việc mới, thị trường mới, khách hàng mới. Bên cạnh đó, ngoài các doanh nghiệp đa quốc gia, thị trường còn có các doanh nghiệp nội địa với sự xuất hiện của các chủ sở hữu còn rất trẻ. Dó đó xuất hiện các khác biệt về tư duy liên quan đến thế hệ giữa người trẻ và các quản lý lâu năm. Để tồn tại và phát triển, các quản lý lâu năm sẽ bắt buộc phải làm mới bản thân nếu vẫn muốn tiếp tục làm việc trong ngành này.

4. Các đề xuất của Navigos Group trong việc tuyển dụng nhân tài trong ngành FMCG

Đề xuất cho doanh nghiệp:

– Trong vấn đề nhân sự, các doanh nghiệp nên sẵn sàng chọn các ứng viên tiềm năng thay vì các ứng viên đã có sẵn kinh nghiệm và kỹ năng đối với yêu cầu mới. Tiềm năng thể hiện ở khả năng học tập, thích nghi, kỹ năng công việc, tầm nhìn….

– Các Doanh nghiệp có thể đầu tư vào Đào tạo, Khai vấn/Coaching…không chỉ về kỹ năng nghề nghiệp (Skills) mà còn trong tư duy (mindset), định hướng (orientation), khả năng chịu đựng stress và thay đổi…cho nhân sự giai đoạn mới để bắt kịp với sự thay đổi

– Đầu tư chuyển đổi tỷ trọng sang kênh mới nhưng vẫn kết hợp tận dụng phát triển ưu thế kênh truyền thống, nhằm tối ưu hóa nguồn lực.

Đề xuất cho ứng viên:

– Mở rộng các khả năng của bản thân trong việc chấp nhận thay đổi để thích nghi, chấp nhận đi công tác xa, chấp nhận đi công tác nước ngoài

– Trang bị thêm kiến thức và kỹ năng về các nền tảng công nghệ mới, các ứng dụng công nghệ mới trên thế giới đã áp dụng vào ngành để chuẩn bị sẵn sàng cho các yêu cầu mới trong công việc

– Tiếng Anh là bắt buộc, không chỉ trong giao tiếp mà hiện giờ trong sử dụng và áp dụng các ứng dụng công nghệ, đọc hiểu tài liệu, cập nhật kiến thức…

 

>> Xem thêm: Ra mắt tính năng “Thiết lập hồ sơ” hoàn toàn mới trên VietnamWorks

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Google sa thải hơn 1.000 nhân sự

Mở đầu năm 2024, Google tiến hành sa thải hàng loạt nhân sự từng tham gia vào các sản phẩm đáng chú ý nhất của...

Navigos Group ra mắt Báo cáo Lương và Thị trường lao động năm 2024 – Talent Guide 2024

Để tiếp nối các thông tin về tình hình thị trường lao động Việt Nam từ Navigos Group - công ty cung cấp dịch vụ...

Nhân sự tại các công ty thuần về công nghệ có công việc ổn định nhất

Theo báo cáo của VietnamWorks inTECH, nhân sự công nghệ thông tin làm việc tại các công ty thuần về công nghệ ghi nhận có...

VietnamWorks phát hành Báo cáo “Thực trạng Nhân sự ngành Sản Xuất 2023”

Đầu tháng 8 vừa qua, VietnamWorks đã chính thức phát hành báo cáo “Thực trạng Nhân sự ngành Sản Xuất 2023” nhằm đem đến những...

60% lao động ngành sản xuất phải cắt giảm chi phí sinh hoạt

Để ứng phó với tình trạng giảm thu nhập do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, 60% lao động phải cắt bớt chi phí sinh...

Bài Viết Liên Quan

Google sa thải hơn 1.000 nhân sự

Mở đầu năm 2024, Google tiến hành sa thải hàng loạt nhân sự từng tham...

Navigos Group ra mắt Báo cáo Lương và Thị trường lao động năm 2024 – Talent Guide 2024

Để tiếp nối các thông tin về tình hình thị trường lao động Việt Nam...

Nhân sự tại các công ty thuần về công nghệ có công việc ổn định nhất

Theo báo cáo của VietnamWorks inTECH, nhân sự công nghệ thông tin làm việc tại...

VietnamWorks phát hành Báo cáo “Thực trạng Nhân sự ngành Sản Xuất 2023”

Đầu tháng 8 vừa qua, VietnamWorks đã chính thức phát hành báo cáo “Thực trạng...

60% lao động ngành sản xuất phải cắt giảm chi phí sinh hoạt

Để ứng phó với tình trạng giảm thu nhập do doanh nghiệp thu hẹp sản...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers