adsads
Shutterstock 2241683127 1
Lượt Xem 23 K

Vì đâu bạn trở thành tiêu điểm của họ?

“ Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” là câu nói nhắc nhở chúng ta tự xem xét bản thân trước khi đổ lỗi cho người khác. Thật vậy, bạn phải tự kiểm tra bản thân để tìm ra nguyên nhân trước khi đưa ra kết luận. Bởi không tự nhiên ai đó chọn bạn làm mục tiêu để công kích. 

Trước tiên, chúng ta cần xem xét cánh cư xử và phong cách làm việc hàng ngày của mình. Đôi khi bạn tự tin thái quá lại là cái cớ cho người khác không thích mình. Dù biết chúng ta chỉ tự hào với thành tích làm ra, nhưng khiêm tốn mới là cách cư xử khôn khéo của người thông minh. Tôi biết sẽ thật mệt mỏi khi phải dè chừng với mọi người xung quanh. Nhưng nếu bạn không muốn phải đối mặt với “bóng ma” sau lưng mình thì kín tiếng là rất cần thiết.

Trong trường hợp, bạn đã xem xét bản thân nhưng không tìm ra được lỗi ở mình. Điều đó chứng tỏ vấn đề đang nằm ở họ. Bởi bản chất của việc nói xấu xuất phát từ lòng ghen tỵ và đố kỵ khi người khác nổi trội hơn mình. Những kiểu người này thường tìm cách moi móc và bịa đặt thông tin để phóng đại lên sự việc. Vấn đề này là chuyện quá đỗi bình thường trong cuộc sống. Vì trong mỗi chúng ta luôn tồn tại “bóng ma” ganh tỵ. Nếu không biết kiềm chế, chúng ta dễ dàng bị rơi vào hố đen của lòng đố kỵ. Một sự thật ít người nhận thấy “ Càng đố kỵ con người ta càng trở nên xấu xí”. Bởi khi ném bùn vào người khác thì tay bạn đã bị vấy bẩn đầu tiên. Thế nên, đừng tự làm mình thấp kém chỉ vì thói quen xấu này nhé.

Cách xử lý khi đồng nghiệp nói xấu sau lưng mình

Làm việc trong môi trường tập thể, bạn không chỉ đối mặt với áp lực mà còn phải đối phó với lắm kẻ thích đặt điều sau lưng. Nếu bạn vẫn còn  “non” trong cách xử lý, tuyệt đối đừng bỏ qua bí quyết sau đây nhé.

Tìm đồng minh cho mình

Dẫu biết, chúng ta không thể nào làm hài lòng tất cả. Tuy nhiên, ta hoàn toàn có thể chủ động tìm cách hạn chế tối đa bằng cách tìm đồng minh cho mình. Để làm được điều đó, bạn phải học cách giao tiếp và tìm cách tạo thiện cảm với mọi người. Bởi thêm một người bạn sẽ giúp bớt đi một kẻ thù. 

Đừng bao giờ để mình bị cô lập trong chính “ngôi nhà thứ hai” này. Vì thế, hãy chủ động giao tiếp và tìm kiếm “đồng minh” cho mình. Việc kết thân với đồng nghiệp sẽ giúp bạn có thêm niềm vui trong công việc. Bên cạnh đó, kẻ xấu phải dè chừng khi muốn tấn công phía sau bạn.

Vạch trần trực tiếp

Chữa cháy khi xảy ra tranh luận giữa sếp và nhân viên

Khi phát hiện kẻ nói xấu sau lưng, nếu xác định kẻ đó yếu thế hơn mình; bạn có thể trực tiếp vạch trần lời nói xấu đó. Tuy nhiên, đồng nghiệp xấu tính này có thể tìm cách chối tội cho mình. Nhưng hành động này không hoàn toàn vô dụng. Chất vấn trực tiếp chưa chắc họ sẽ nhận lỗi, nhưng đây là cách bạn cảnh báo ngầm cho đối phương hiểu mình đã biết tất cả. Dám nghĩ, dám làm là kiểu người quả cảm chắc chắn sẽ khiến kẻ xấu phải dè chừng bạn. Thông qua đó, bạn chứng tỏ mình không phải kiểu người dễ “xơi”. Chắc chắn, đồng nghiệp bẩn tính kia phải kiêng nể với bạn hơn.

Đừng nói xấu sau lưng để trả đũa

Chúng ta nên biết : Những việc mình không thích, tuyệt đối đừng làm với người khác. Nhất là hành vi xấu tính này, trả đũa bằng cách nói xấu lại họ chỉ khiến bản thân trở nên ngang hàng với họ. Đừng để hành vi xấu xí này khiến bạn trở nên mất điểm với người khác. Bởi mọi người sẽ luôn cảnh giác với kiểu người thích “đâm” sau lưng. Vì thế, đừng để bản thân bị xa lánh vì nhiễm thói xấu này nhé.

Đừng quan tâm đến kẻ nói xấu mình

Thực tế, những kẻ nói xấu sau lưng bạn vị trí của họ chỉ mãi ở phía sau bạn. Nên cách trả đũa tốt nhất là loại họ khỏi tầm mắt mình. Bởi nói xấu đã trở thành bản chất ăn sâu vào máu của họ. Dù bạn cố giải thích cũng trở nên vô nghĩa. Bởi họ chỉ quan tâm đến những gì họ nghĩ.

Bạn cũng không cần phải buồn nếu gặp phải trường hợp trên. Suy cho cùng, chúng ta không có nghĩa vụ phải giải thích hay chiều lòng ai cả. Mỗi người đều có cuộc sống và lý tưởng phấn đấu riêng. Vì vậy, bạn không cần phải để tâm đến những kẻ thích bàn tán phía sau mình.

Tìm đến sự trợ giúp từ cấp trên

Sự ghen ghét và đố kỵ như “bóng ma” vẫn âm thầm tồn tại nơi làm việc. Vấn đề này đã không còn là chủ đề xa lạ với chúng ta. Nếu có thể lờ đi được thì đừng bận tâm đến chúng làm gì. Tuy nhiên, nếu bạn phải thường xuyên đối mặt với những lời bịa đặt ác ý, thậm chí điều đó vượt xa sức chịu đựng của bạn; hãy thẳng thắn trình bày để cấp trên can thiệp kịp thời. Vì những kẻ thích thị phi luôn là “con sâu” gây ảnh hưởng đến tính đoàn kết trong doanh nghiệp. Các sếp chẳng ai thích nhân viên lắm chuyện như thế. Nên bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ cấp trên để “dẹp loạn” khi cần thiết. Đừng tự ôm chuyện vào lòng để bản thân trở nên mệt mỏi. Cũng đừng nghĩ đến việc dứt áo ra đi là xong. Bởi bất kì môi trường nào cũng đều tồn tại đồng nghiệp xấu tính như thế. Trốn tránh không giúp bạn giải quyết được vấn đề. Nên lúc cần sự trợ giúp, đừng ngại mà im lặng chịu đựng nhé.

Trong công việc, ai cũng đều mơ ước được làm cùng đồng nghiệp tốt tính. Tuy nhiên, cuộc sống vốn không chỉ có màu hồng. Thay vì buồn bực với những người như thế, chúng ta cần học cách xử lý khéo léo nhất có thể. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn học được cách giải quyết khi gặp kiểu đồng nghiệp khó ở trên nhé.

 

>> Xem thêm: Quan hệ công sở – Phải thương nhau thật mới bền

— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm? Hãy tìm thấy giá trị của công việc và học...

Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers