• .
adsads
9 1200x900
Lượt Xem 1 K

1/ Cứ nghỉ việc thì được nhận trợ cấp thất nghiệp?

Theo quy định hiện hành, không phải cứ nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động muốn hưởng trợ cấp này phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ trừ các trường hợp như thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, chết…

Như vậy, có thể thấy, bạn mới đóng bảo hiểm bảo hiểm được khoảng 7-8 tháng nên chưa đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2/ Nghỉ việc đã nhiều tháng, có được nhận trợ cấp thất nghiệp?

Thời điểm nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định rõ tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm như sau:

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Đối chiếu với quy định này, bạn đã nghỉ việc từ tháng 2/2021 thì phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong vòng 3 tháng ngay sau đó. Hiện tại đã là tháng 8/2021, đã 06 tháng kể từ thời điểm bạn nghỉ việc.

Do đó, bạn không được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại thời điểm này. Tuy nhiên, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng sau nếu đủ điều kiện

3/ Hồ sơ hưởng trợ hiểm thất nghiệp gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, để hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

1 – Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);

2 – Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động:

+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động: ghi cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt.

+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản…

3 – Sổ bảo hiểm xã hội. 

Lưu ý: Bạn chuẩn bị thêm 1 bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

4/ Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở đâu?

Về nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP nêu rõ:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, người lao động được đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kì trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nào mà mình muốn nhận.

Vì vậy, nếu đủ điều kiện và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm ở Hà Nội.

Do bạn ở Cầu Giấy nên để thuận tiện nhất, bạn có thể gửi hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm tại số 215 Phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các địa chỉ trung việc làm khác ở Hà Nội tại đây.

5/ Mùa dịch, nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng cách nào?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp qua bưu điện mà không cần trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm.

Khi nộp hồ sơ cho bưu điện, bạn cần chuẩn bị đủ 01 bộ hồ sơ gồm:

1 – Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);

2 – Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động.

3 – Sổ bảo hiểm xã hội. 

4 – Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

6/ Nộp hồ sơ muộn do giãn cách, phong tỏa, có được nhận trợ cấp?

Theo quy định hiện hành, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp có dịch bệnh thì không cần gửi hồ sơ trực tiếp nhưng vẫn phải đảm bảo gửi đến trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn trên.

Tùy từng địa phương mà việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời điểm diễn ra dịch bệnh sẽ linh động theo hướng có lợi cho người lao động.

7/ Đang giãn cách xã hội, làm sao để thông báo tìm kiếm việc làm?

Hiện nay, căn cứ Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020, trong tình hình dịch bệnh, bạn có thể thực hiện thông báo tìm kiếm việ

làm qua các cách sau mà không cần đến trực tiếp trung tâm dịch vụ việc làm:

– Gửi thư điện tử (email);

– Fax;

– Qua đường bưu điện;

– Zalo…

Bạn thực hiện việc thông báo như sau:

Bước 1: Kê khai đầy đủ thông tin theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Bước 2: Gửi thông báo tìm kiếm việc làm đến Trung tâm dịch vụ việc làm.

– Nếu gửi qua Email: Gửi bản chụp thông báo tìm kiếm việc làm đã kê khai đến địa chỉ hòm thư điện của trung tâm dịch vụ việc làm mà mình đang hưởng trợ cấp.

– Nếu gửi qua bưu điện: Gửi bản chính thông báo tìm kiếm việc làm đã kê khai đến trung tâm dịch vụ việc làm mà mình đang hưởng trợ cấp.

– Nếu gửi qua Zalo: Người lao động gửi bản chụp thông báo tìm kiếm việc làm đã kê khai đến số Zalo mà trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp.

8/ Đang nhận trợ cấp bằng tiền mặt, đổi hình thức nhận được không?

Bạn hoàn toàn có thể đổi hình thức nhận trợ cấp thất nghiệp thông qua các cách sau:

Cách 1. Thay đổi hình thức nhận trên ứng dụng VssID.

Cách 2. Gọi điện đến Tổng đài của Bưu điện Việt Nam để đăng ký nhận trợ cấp tại nhà.

Cách 3. Liên hệ với nhân viên bưu biện để đăng ký nhận trợ cấp tại nhà.

 

>> Xem thêm: Mất ngay nhiều quyền lợi nếu không lấy sổ BHXH khi nghỉ việc

— HR Insider/Theo luật Việt Nam —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Được HR hỏi ''Em nghĩ thế nào về Sếp cũ?'', người EQ cao trả lời thế này là được trải thảm mời về

“Lý do em nghỉ việc ở công ty cũ là gì?” là thường rồi. Nay nhiều HR còn làm khó ứng viên với câu hỏi...

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính nhất tháng 10 trong bài viết dưới đây. Cùng VietnamWorks...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers