adsads
shutterstock 1653822139
Lượt Xem 29 K

Đồng nghiệp là bạn của ta

Không nên nói xấu lời ra tiếng vào

Chốn công sở, chớ ồn ào

Hãy luôn tích cực, tin vào bản thân

Những người chủ nghĩa cá nhân

Chủ động thay đổi chẳng cần lý do

Không chỉ nhận, mà còn cho

Công ty vui vẻ, lương to cả nhà

Bạn vốn dĩ có thể chọn bạn mà chơi, chọn công việc mà làm nhưng bạn không thể lựa chọn được cho mình những người đồng nghiệp hoàn toàn như ý muốn. Chắc chắn sẽ có những người đồng nghiệp khiến bạn đau đầu bởi cách hành xử của họ tại văn phòng. Đối với những đồng nghiệp này, bạn cần “nhận ra” họ để có những cách cư xử khéo léo hơn, giúp công việc được hoàn thành thuận lợi. Hãy cùng VietnamWorks khám phá 5 dạng đồng nghiệp khác nhau nhé.

Đồng nghiệp hay phán xét

Đây là những người luôn “vạch lá tìm sâu”, tìm đủ mọi cách để chỉ trích bạn. Đối với họ những lời giải thích của bạn đều là vô nghĩa bởi vì họ luôn có một cái nhìn phiến diện, vội vàng kết luận mà không hề suy trước đoán sau. Những bạn đồng nghiệp này không quá giỏi trong việc lắng nghe mọi người nên bạn không nên dành quá nhiều thời gian để chia sẻ hay hỏi ý kiến từ những bạn này.

Ngoài ra, mỗi người đều có thể phạm phải sai lầm trong công việc nhưng bạn đừng vì thế mà đáp lại đồng nghiệp của mình bằng những lời chỉ trích, khó nghe. Những việc làm này của bạn sẽ phần nào cảm hóa được bạn đồng nghiệp của mình khiến họ trở nên dễ chịu hơn.

Các chuyên gia tiêu cực

Bạn có biết rằng thái độ tiêu cực có thể “lây nhiễm”? Ngồi bên cạnh hoặc chung phòng ban với những bạn đồng nghiệp luôn suy nghĩ tiêu cực, có cái nhìn bi quan và thậm chí luôn than thở sẽ khiến bạn đi từ những cơn stress này đến những cơn stress khác. Họ luôn dè dặt, ngờ vực về mọi thứ, họ biến những câu chuyện vui của bạn thành cả những nỗi sợ không thể tưởng, biến những dự án đầy tiềm năng của bạn trở thành một dự án rủi ro thất bại.

Tuy nhiên, không hẳn cách nhìn tiêu cực như thế là sai lầm hoàn toàn do đó bạn vẫn nên tiếp nhận những ý kiến của họ để có thể nhìn được vấn đề một cách khách quan nhất. Khi kết hợp khóe léo, chọn lọc giữa những suy nghĩ bi quan và lạc quan, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn. Ngoài ra, bạn không nên ghét bỏ, xa lánh họ mà hãy động viên, truyền cảm hứng của chính mình cho họ bạn nhé!

Những người với “chủ nghĩa cá nhân”

Những người theo chủ nghĩa này thường yêu thương bản thân mình quá mức và chỉ tập trung vào chính mình. Họ luôn có những câu chuyện về bản thân và bạn sẽ không thấy mình trong những câu chuyện như thế.  Bạn nên cẩn thận vì có thể họ sẽ giành đi phần thành tích của bạn khi hai người cùng làm chung một dự án.

Khi làm việc chung với những  người đồng nghiệp như thế, bạn cũng không nên tiếc một vài lời khen đối với họ. “Lời nói không mất tiền mua” thì tại sao mình không dùng loại vũ khí bí mật này để cải thiện mối quan hệ giữa hai người, giúp công việc trở nên suôn sẻ hơn?

Những ông/bà “tám”

Đây chắc chắn là một trong những nhân vật không thể thiếu nơi văn phòng. Trò chuyện, bàn tán về mọi người, về công việc nơi công sở ắt hẳn là sở thích chung của nhiều người, kể cả chính bạn. Nhưng có những đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở đó, họ đi quá sâu vào đời sống riêng tư, soi mói, chỉ trích, lan truyền với “tốc độ ánh sáng” và thậm chí nói sau lưng chính những người vẫn thường thân cận với họ mỗi ngày.

Đối với những dạng đồng nghiệp như thế, bạn nên hạn chế việc chia sẻ quá nhiều về bản thân và đặt ra một giới hạn chung với các bạn đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần nhắc nhở họ dừng lại đúng lúc, đừng đi quá xa để hối hận sau này.

Đồng nghiệp hay “GATO”

Khi bạn thành công, những người đồng nghiệp này không muốn chúc mừng bạn, còn khi bạn thất bại thì họ phần nào hả hê. Mọi mục tiêu trong công việc của họ đều thường nhắm vào bạn, họ âm thầm tranh đua với bạn. Họ sẽ không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để có thể vượt lên trên bạn.

Tuy nhiên, đối với những người đồng nghiệp này bạn nên xem họ như là một động lực lành mạnh cho mình để có thể thăng tiến trong công việc. Đối với họ, đây là cuộc đua rất ý nghĩa , nhưng đối với bản thân bạn, đây chỉ là một trong những vô số đòn bẩy thành công trong công việc của mình.

– HR Insider/VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê...

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers