adsads
Untitled design 155
Lượt Xem 20 K

Chúng ta thường thấy trên tin tức, mạng xã hội những CEO, nhà sáng lập, người có tầm ảnh hưởng luôn trong trạng thái tỏa sáng và thành đạt nhất. Họ luôn tự tin, năng động và đạt hàng nghìn, thậm chí hàng triệu lượt theo dõi mỗi ngày. Tuy nhiên, đằng sau thành công ấy là cả một quá trình nỗ lực – những thất bại và hy sinh họ đã từng trải qua mà chúng ta chưa từng nhìn thấy. Cho dù bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp gần đây đang lao đao tìm kiếm việc làm hoặc bạn đã tìm được một bến đỗ cho mình, hãy tự nhủ bản thân rằng mọi người đều đã từng một lần phải đối phó với sự bấp bênh và khó khăn. Kể cả những diễn giả ở TED mà chúng ta hay ngưỡng mộ – những nhà đổi mới và lãnh đạo trong các lĩnh vực quen thuộc. Hãy lắng nghe những vấp ngã của họ mà chúng ta thường không thấy được – và tìm hiểu những gì họ ước rằng họ biết được ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp.

 

1. Nghĩ về dự án hoặc ý tưởng tiếp theo của bạn từ bây giờ – không phải sau này.

Erika Hamden, nhà vật lý thiên văn trong buổi TED Talk: What it takes to launch a telescope đã từng chia sẻ về bài học của mình như thế này:

“Tôi ước gì mình biết nhiều hơn về cách chế tạo một chiếc kính viễn vọng không gian. Bạn biết đấy, bây giờ tôi là một giáo sư, và vì là một giáo sư nên bạn có thể thiết lập thời gian biểu tự do cho mình và thực hiện các dự án của riêng bạn. Tôi ước gì tôi đã dành thời gian sớm hơn cho sự nghiệp của mình để đầu tư về những dự án tôi muốn làm và những gì tôi thích.

Trước đây, tôi đã thử làm những gì tôi thích nhưng lại dựa trên ý tưởng của người khác. Bạn cần một khoảng thời gian để có thể suy nghĩ về những câu hỏi của riêng bạn. Hãy làm điều đó sớm hơn thì sẽ tốt hơn. Đó là lời khuyên tôi dành cho các hậu bối của mình: Hãy bắt đầu suy nghĩ về những gì bạn muốn làm tiếp theo.”

 

2. Đừng ngại thất bại hay ngại đặt câu hỏi

Bài học thứ hai về chấp nhận thất bại được chia sẻ bởi Lauren Sallan, nhà khảo cổ học trong chủ đề TED Talk: How to win at evolution and survive a mass extinction.

“Tôi ước gì tôi biết rằng đặt câu hỏi chẳng có vấn đề gì và cũng không việc gì phải ngại thất bại. Sự thất bại và những câu hỏi thật sự là những gì bạn phải trải qua khi còn ở ghế nhà trường. Các giáo sư của bạn đang chờ đợi bạn đưa ra những câu hỏi hoặc nói rằng bạn không làm tốt. Tôi nghĩ mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu tôi biết điều đó.

Những điều bạn nên biết khi bắt đầu sự nghiệp của mình

Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta là những người duy nhất cảm thấy như vậy. Và đó một phần đến từ cách chúng ta học ở trường, ta luôn vượt qua nỗi sợ phải thất bại hay đặt câu hỏi. Nhưng đó cũng là những gì các nhà khoa học đã làm. Họ hỏi nhau những câu hỏi, và họ không biết được câu trả lời. Bạn có thể thất bại, nhưng bạn cũng có thể vượt qua thất bại bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ.”

 

3. Đàm phán là sức mạnh

Jasmeen Patheja, nghệ thuật gia – nhà hoạt động, chia sẻ trong bài TED Talk: Everyone deserves to be safe về bài học sự nghiệp như sau:

“Tôi ước gì mình biết về cách đàm phán – giữa việc nói ’có’ hoặc ‘không’ với những điều liên quan đến sự nghiệp của mình, sẽ giúp tôi tìm ra vấn đề và đi đến một kết quả lý tưởng thông qua việc đàm phán. Tôi ước tôi biết rằng học cách thương lượng không phải là một tài năng sẵn có, mà là về cách một người tiếp cận và tiếp nhận các công cụ giúp phát triển năng lực cá nhân mình. Tôi ước tôi biết nhiều hơn về những lần tôi nói “có” hoặc “không”, đi kèm với “có” là trách nhiệm và giới hạn bản thân. Tôi ước tôi biết rằng tôi có thể phải nói “không” với một vài vấn đề trong sự nghiệp, học cách đưa ra lựa chọn, và điều đó có thể đi kèm với việc đánh đổi mất mát.

Đàm phán là sức mạnh. Tôi vẫn đang học điều này. Bạn cần có thời gian và kinh nghiệm sống, nhưng bạn sẽ cố gắng xây dựng nó ngay từ khi sự nghiệp bắt đầu.”

 

4. Tìm được người ủng hộ bạn

Đây là bài học đắt giá của cảnh sát trưởng Ivonne Roman trong bài diễn thuyết của mình:

“Tôi nghĩ rằng thành công không chỉ đến từ cách tôi làm việc thực sự chăm chỉ và chứng minh qua những lần khen thưởng. Bạn không chỉ làm một cách vô thức. Bạn cần biết những người xung quanh và xác định ai là người ủng hộ bạn.

Nhiều người thường sẽ khiến bạn giảm tốc độ của mình, như kiểu “Bạn đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp với cương vị là một phó giám đốc rồi.” Thế nhưng tôi đã lựa chọn cách vượt qua thêm nhiều cửa ải lớn nữa so với việc dừng lại. Tôi đã đứng ra ủng hộ phụ nữ trở thành cảnh sát, nhưng tôi không bao giờ muốn nói dối họ. Điều đó sẽ rất khó khăn, nhưng nó sẽ rất ý nghĩa vì đó là động lực để càng có nhiều phụ nữ tham gia vào việc trị an, chúng ta có thể thay đổi văn hóa của cả ngành cảnh sát.”

 

5. Bạn có thể khác với các đồng nghiệp, nhưng bạn cũng là một nhân tố giá trị

Moreangels Mbizah, nhà bảo tồn động vật hoang dã chia sẻ về quan điểm sự nghiệp của mình:

Những điều bạn nên biết khi bắt đầu sự nghiệp của mình

“Tôi ước tôi gì tôi biết được sự khó khăn tôi sẽ trải qua. Nghề của tôi làm không phổ biến lắm ở địa phương tôi sống. Ở Zimbabwe và ở hầu hết các quốc gia ở Châu Phi, lĩnh vực bảo tồn – đặc biệt là bảo tồn động vật hoang dã – thường là việc của người da trắng. Bạn sẽ đi đến một cuộc họp về những con sư tử hoặc những thứ tương tự, và bạn là người da đen duy nhất ở đó hoặc chỉ có một vài người giống bạn. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy thật cô đơn. Bất cứ khi nào điều này xảy ra, tôi luôn nhắc nhở bản thân rằng lý do tôi tham gia công việc này là vì tôi đóng vai trò quan trọng và tôi sẽ cố gắng hết sức để đóng góp cho nghề.

Tôi sẽ nói với ai đó đang bắt đầu sự nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào và trải nghiệm điều tương tự như tôi gặp phải. Hãy tập trung vào lý do tại sao bạn ở đó và nhìn vào bức tranh lớn hơn, không phải là màu da hay so sánh bạn với những người khác. Điều quan trọng là tập trung vào những điểm tương đồng của bạn với họ và mục tiêu đưa mọi người đến với nhau, chứ không phải nhìn vào sự khác biệt. Hãy ghi nhớ về những đóng góp chúng ta có thể làm và tác động khác biệt chúng ta có thể mang lại. Và, quan trọng nhất, chúng ta không bao giờ e ngại việc phải nói ra.”

 

6. Bỏ qua những hoài nghi về năng lực bản thân

Adital Ela, nhà thiết kế trong cuộc nói chuyện TED Talk về chủ đề: Design innovation in Israel chia sẻ như sau:

“Việc nói ra những nghi ngờ của bản thân là thói quen của tôi, nhưng tôi biết đó không phải điều nên làm. Bởi vì tốt hơn là tôi không nên biết về chúng. Tôi ước tôi biết rằng tôi có thể dựa vào bản thân và khả năng của mình để phát triển và học hỏi, vượt qua sự nghi ngờ của bản thân và người khác, [tin rằng] tôi có thể lãnh đạo công ty của riêng mình.

Một ngày nọ, công ty của tôi đã cuộc họp với các nhà tài trợ về một khoản trợ cấp mà tôi đang nộp đơn xin. Tôi thực hiện một bài thuyết trình dài bốn giờ trước một nhà tài trợ đã hỗ trợ chúng tôi trong một vài năm. Cuối cùng, một nhà tài trợ – trước toàn thể mọi người – đã nói ra nghi ngờ của họ rằng liệu tôi có nên làm CEO của công ty không. Mọi người hoài nghi năng lực vì tôi là phụ nữ. Điều này lại rất ảnh hưởng đến những lãnh đạo là phụ nữ như tôi.”

 

7. Hãy có định nghĩa thành công của riêng bạn

Federica Bianco, nhà vật lý thiên văn định nghĩa thành công của mình như sau:

“Tôi thường không nghĩ về bản thân mình như một người phụ nữ thành công trong công việc. Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi ước gì tôi có thể xác định thành công của mình ngay từ đầu. Bởi lẽ sẽ không có thành tựu nào làm bạn hài lòng và khiến bạn cảm thấy như bạn đã đạt đến thành công.

Tôi luôn cố gắng nhiều hơn nữa, bởi vì đó là cách mà bộ não của tôi hoạt động. Bạn cần học cách nhìn vào những gì bạn đã đạt được và coi đó là một thành công, ngay cả khi bạn vẫn cảm thấy muốn thúc đẩy bản thân để làm tốt hơn và làm nhiều hơn nữa. Thước đo thành công của bạn là chính bạn. Nó không phải là sự công nhận bạn có thể nhận được, một vị trí bạn có thể nắm giữ, hoặc số tiền trong tài khoản ngân hàng bạn có được.”

 

8. Thành công sẽ đến và rồi sẽ đi

Những điều bạn nên biết khi bắt đầu sự nghiệp của mình

Eman Mohammed, phóng viên ảnh trong bài TED Talk: The courage to tell a hidden story của mình lại có một câu chuyện khác về thành công:

“Tôi ước gì tôi biết rằng thành công không phải là một mục tiêu. Nó hơn cả một giai đoạn hoặc một cảm giác nhất thời. Bạn trở nên thành công, sau đó khi mọi thứ qua đi, bạn sẽ phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu.

Thành công không phải là vĩnh viễn, và bạn không cần phải xấu hổ về điều đó. Nó rồi sẽ quay trở lại với bạn. Trong thực tế, đó là một tiêu chuẩn. Sự nghiệp của tôi đã thay đổi, nhưng điều tác động đến tầm nhìn của tôi nhiều hơn là sự hiểu biết và nhận thức của tôi về các yếu tố xung quanh hình thành nên cách tôi nhận thức về nó.”

 

9. Hành động nhỏ tạo nên thay đổi lớn

Olga Yurkova, nhà báo – biên tập viên đã có bài học về sự thành công của mình qua chủ đề TED Talk: Inside the fight against Russia’s fake news empire:

“Tôi ước gì tôi biết về sức mạnh của những bước đi nhỏ tạo ra những thay đổi lớn. Bất kỳ mục tiêu đầy tham vọng nào cũng được chia thành các bước nhỏ và đôi khi bạn cần thực hiện bước đầu tiên để xem bước tiếp theo như thế nào.

Đôi khi, thậm chí bạn cần phải lùi lại một bước – ví dụ, nhận một công việc lương thấp hơn sẽ giúp bạn phát triển chuyên sâu hơn và có nhiều cơ hội học hỏi hơn chẳng hạn.”

 

10. Ước mơ cũng cần có thời gian thực hiện

Bạn ước mơ về một sự nghiệp lí tưởng? Hãy lắng nghe cách nhà làm phim Anita Doron chia sẻ về ước mơ:

“Giấc mơ thường được thúc đẩy bởi khát khao muốn làm điều một điều gì đó mang tính đột phá, giống như bạn gieo một hạt giống và nó dần dần ươm mầm, khiến mặt đất nứt ra để vươn đến ánh sáng mặt trời. Không có thời hạn cụ thể để thực hiện giấc mơ. Mỗi giấc mơ luôn có thời gian và hình dạng của riêng nó, vì vậy hãy thư giãn và chỉ tập trung vào việc thực hiện ước mơ của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy khả năng rộng lớn trong những gì bạn đang làm. Có quá nhiều thứ để khám phá. Đừng giới hạn bản thân bằng cách có những mục tiêu thời gian cụ thể. Hãy tận hưởng quá trình khám phá.”

 

11. Bạn luôn có thể bắt đầu một hành trình mới

Nanfu Wang, nhà làm phim tài liệu đã chia sẻ cách đứng lên sau vấp ngã của bản thân:

“Tôi đã bắt đầu sự nghiệp làm phim rất muộn vào năm 26 tuổi. Đó là một nghề nghiệp mà ở các nước phát triển, những đứa trẻ học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có nhiều kinh nghiệm hơn một người như tôi, người lớn lên ở Trung Quốc. Tôi biết cách sử dụng máy ảnh mãi cho tới khi tôi 26 tuổi trong khi một đứa trẻ 6 tuổi hay 16 tuổi có thể rành về công nghệ này hơn tôi. Trong một thời gian dài, tôi có cảm giác không biết liệu đây có phải là một nghề nghiệp phù hợp cho tôi hay không. Tôi ước sao tôi biết câu trả lời sớm hơn.

Nếu có một ai đó ngoài kia giống như tôi, bị ngăn trở để đến với sự nghiệp lí tưởng của mình, tôi sẽ nói với họ rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Nếu một ngày nào đó bạn không muốn làm điều này nữa và bạn muốn bỏ việc, hãy có can đảm để bắt đầu lại một cái gì đó mới cho dù bạn đang 50 hay 60 – độ tuổi khá “già” để thực hiện một hành trình mới. Chẳng sao cả nếu bạn tìm thấy thứ gì khác mà bạn yêu thích.”

 

— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Lập kế hoạch tài chính là một phần quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân

Cách xây dựng và lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả tối ưu

Trong cuộc sống hiện đại, việc xây dựng và lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả là một phần không thể thiếu, giúp...

Đầu tư là gì? Tổng hợp các loại hình đầu tư hiện nay

Các loại hình đầu tư không chỉ cung cấp cơ hội tài chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự...

15 thói quen ăn uống tốt, tăng cường sức khỏe cho cuộc sống lành mạnh

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất mà chúng ta có, và việc chăm sóc bản thân thông qua thói quen ăn uống tốt...

Top 15 những thói quen tốt để phát triển bản thân

Việc phát triển bản thân là một hành trình không ngừng nghỉ để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Những thói quen...

Khám phá 40 + thói quen tốt cho sức khỏe dễ dàng thực hiện

Những thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cuộc sống của chúng ta, không chỉ giúp cải thiện sức...

Bài Viết Liên Quan
Lập kế hoạch tài chính là một phần quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân

Cách xây dựng và lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả tối ưu

Trong cuộc sống hiện đại, việc xây dựng và lập kế hoạch tài chính cá...

Đầu tư là gì? Tổng hợp các loại hình đầu tư hiện nay

Các loại hình đầu tư không chỉ cung cấp cơ hội tài chính mà còn...

15 thói quen ăn uống tốt, tăng cường sức khỏe cho cuộc sống lành mạnh

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất mà chúng ta có, và việc chăm...

Top 15 những thói quen tốt để phát triển bản thân

Việc phát triển bản thân là một hành trình không ngừng nghỉ để trở thành...

Khám phá 40 + thói quen tốt cho sức khỏe dễ dàng thực hiện

Những thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cuộc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers