adsads
Untitled design 9 2
Lượt Xem 10 K

Người đầu tiên chúng ta tìm kiếm để ủng hộ và giúp đỡ cho sự nghiệp luôn là lãnh đạo trực tiếp của mình, người gần gũi và hiểu rõ nhất vị trí bạn đang đảm nhận. Một người lãnh đạo tốt sẽ luôn đưa ra lời khuyên để cố vấn và giúp ta khai sáng những khả năng mà ta có thể không biết rằng ta sẽ có. Chúng ta cần một người làm điểm tựa để thể hiện sự tự tin cho đến khi ta hoàn toàn có đủ khả năng để tự bày tỏ bản thân mình.

Những nhà lãnh đạo cũng đóng vai trò như một hình mẫu giúp chúng ta nhìn thấy cách ta có thể làm để phát triển được như họ. Đây là một lí do giải thích vì sao người đại diện rất quan trọng để thay đổi tình trạng mất cân bằng giới tính và chủng tộc trong công ty.

Thế nhưng, không phải lúc nào những nhà quản lý trực tiếp cũng là người có thể cho chúng ta lời khuyên hoặc sự ủng hộ chân thành. Những nhà lãnh đạo này thường thiếu kĩ năng phát triển con người hoặc tầm ảnh hưởng đến tổ chức, hoặc có thể do họ quá bảo vệ vị trí mình đang nắm giữ nên không muốn mạo hiểm đề bạt hoặc nâng cao khả năng người khác.

Vậy bạn sẽ làm gì nếu như bạn là một trong những người kém may mắn không tìm được một người sếp quyền lực luôn giúp đỡ mình? Điều đầu tiên, bạn cần nắm rằng liệu bạn có đang làm việc cho một công ty có chính sách tốt hay không, bởi lẽ đôi khi, sân chơi cũng không thật sự công bằng như bạn vẫn thường nghĩ. Thứ hai, sử dụng những lời khuyên sau để phát triển sự nghiệp mà không cần sự trợ giúp của sếp.

 

Tạo ra một đội ngũ luôn ủng hộ bạn

Thay vì chỉ có một cá nhân trong nhóm, hãy cân nhắc việc “kết nạp” thêm một tập thể các thành viên sẽ hỗ trợ bạn trong việc thăng tiến sự nghiệp. Hãy nghĩ rộng ra ở mọi cấp độ và phòng ban, cả trong và ngoài công ty của bạn. Bạn có thể tìm kiếm những người có con đường sự nghiệp dài hơn bạn hoặc những người có phong cách và thành tựu bạn ngưỡng mộ. Điều này có thể giúp bạn phát triển những phẩm chất bạn cần khi kết nối chúng với những người luôn thành công thể hiện được các phẩm chất này.

Một cách khéo léo để tiếp cận người ủng hộ tiềm năng đó là xin lời khuyên từ họ. Thay vì thể hiện sự không phù hợp, việc xin lời khuyên dường như có vẻ đáng tin cậy hơn, theo nghiên cứu từ Đại học Kinh Doanh Harvard và trường Wharton. Hơn thế nữa, khi mọi người đưa ra lời khuyên, họ sẽ tìm cách để đầu tư vào chúng, và quan trọng nhất là đầu tư vào bạn.

 

sep

 

Đôi khi, tập hợp một nhóm cố vấn có vẻ đem lại lợi thế hơn là có một ông chủ trực tiếp. Nếu bạn trở nên quá lệ thuộc vào một người, bạn sẽ khó có thể thiết lập và mở rộng một mạng lưới quan hệ chắc chắn và chìm trong vực thẳm của công ty nếu sếp của bạn rời khỏi cương vị. Hơn thế nữa, khi thương hiệu của bạn gắn liền với nhà lãnh đạo, nếu giá trị của họ đang tăng, bạn cũng sẽ vô cùng đắt giá, nhưng nếu họ không còn được ủng hộ ở công ty, sự gần gũi này có thể tạo ra ảnh hưởng tai tiếng cho bạn.

 

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có ảnh hưởng

Trong bất kỳ công ty, tổ chức nào cũng đều có các trung tâm ảnh hưởng, thậm chí một số người trong đó không có bất kỳ sức mạnh nào về địa vị. Chẳng hạn, bạn hãy thử suy nghĩ về tầm ảnh hưởng của một cố vấn chiến lược công ty rút lui khỏi đội ngũ điều hành, hoặc chỉ đơn giản là một người trợ lý lâu năm của CEO.

Giáo sư Rob Cross của đại học Babson khuyên mọi người hãy vẽ ra một bản đồ về cách mà chúng ta được kết nối để thể hiện phạm vi ảnh hưởng trong một tổ chức, hãy đặc biệt chú ý tới những người có số lượng kết nối lớn. Nghiên cứu của ông cho thấy làm thế nào nhân viên mới có thể thành công mà không cần đến một người lãnh đạo cố vấn cho họ bằng cách phát triển kết nối với những nhà lãnh đạo khác hoặc những người có tầm ảnh hưởng lớn hơn.

Khi bạn xác định được ai mới là người có tầm ảnh hưởng trong công việc, hãy khiến bản thân trở nên có ích với họ. Bạn cần nhìn vào những gì bạn có thể cung cấp cho họ thay vì chỉ tập trung vào những điều họ có thể làm cho bạn. Hãy đóng góp cho những nỗ lực của họ mà không mong đợi một sự hồi đáp trong ngắn hạn, mà nên tin tưởng vào lợi ích lâu dài của một mối quan hệ. Khi bạn là một người sẵn sàng cho đi, theo giáo sư Wharton Adam Grant, thường có lợi và hiệu quả hơn so với việc chỉ là một người nhận.

 

Thể hiện sự tích cực bên ngoài áp lực

Việc xây dựng địa vị của bạn bên ngoài một tổ chức thường có thể giúp bạn nhìn thấu được những gì bên trong. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường chú ý đến những người có thể giao tiếp với khách hàng, các bên liên quan và thậm chí là ngành công nghiệp rộng lớn hơn. Chuyên gia ở bất kỳ cấp độ nào cũng có thể xây dựng một nền tảng vững chắc có phạm vi tiếp cận lớn hơn vị trí mà họ đag đảm nhận.

sep

 

Hãy chọn cách làm thật sự thú vị với bản thân bạn. Chẳng hạn, bạn có thể quyết định tham gia một hiệp hội các ngành công nghiệp và đảm nhận vị trí lãnh đạo ở đó, hoặc bạn có thể tạo ra một lượng người theo dõi tiềm năng trên mạng xã hội bằng cách thể hiện chuyên môn và tham gia với các chuyên gia trong lĩnh vực. Các bộ phận quan hệ công chúng thường mong muốn nhân viên cung cấp ý tưởng và sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn trước truyền thông hay gửi bài viết về cho họ. Hãy hỏi đội ngũ PR bạn có thể làm gì để hỗ trợ họ đạt được mục tiêu, và thực hiện theo những gì họ mong muốn. Đưa ra các ý tưởng xung quanh sở thích và hiểu biết của bạn, liên tục cung cấp những ý tưởng mới lạ cho đội ngũ PR, có thể khiến bạn trở thành một nguồn lực chủ chốt.

Hãy tưởng tượng một khách hàng nói chuyện với lãnh đạo của bạn rằng một trong những lý do họ lựa chọn công ty là vì họ đã từng đọc một bài báo bạn viết về xu hướng của ngành. Khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng của nhân lực. Đôi khi thành viên tốt nhất ở nội bộ chưa chắc đã có thể đáp ứng được sự kỳ vọng từ bên ngoài.

Nếu như bạn được lựa chọn, không có phương án nào tốt hơn việc tìm kiếm một nhà lãnh đạo đúng đắn và có tầm ảnh hưởng giúp bạn phát triển được sự nghiệp của mình. Nhưng đôi khi điều đó thôi vẫn chưa đủ. Bởi lẽ các công ty thường rất năng động và bạn nên có những cách khác nhau để thể hiện bản thân mình, hoặc có một người khác giới thiệu về bạn. Xây dựng một nhóm hỗ trợ giúp bạn phát triển một cách đa dạng có lẽ là lợi thế tuyệt vời nhất dành cho bạn.

 

–HR Insider/Theo Havard Business Review–

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà còn ở việc tạo dựng một không gian làm việc an toàn và đáng tin cậy cho nhân viên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng môi trường đó chính là việc bảo vệ nhân viên – nhưng bảo vệ như thế nào cho đúng mực? 

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần thì lại không thể cắt. Chưa kể, nhóm người trẻ có mức thu nhập thấp lại là nhóm có tần suất đi cafe nhiều nhất hiện nay. Vậy đi cafe có gì mà thu hút giới trẻ đến vậy, cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé!

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể nằm trong tay của một thuật toán AI? Vì vậy mà để đảm bảo rằng những quyết định đó được đưa ra một cách công bằng và có đạo đức, các doanh nghiệp đang tìm kiếm một vị trí hoàn toàn mới: Giám đốc đạo đức AI. 

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2 mặt”. Nếu chẳng may đồng nghiệp của bạn là người chuyên “mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp mới thì bạn nên ứng xử thế nào? VietnamWorks sẽ mách bạn vài chiêu hiệu quả giúp trị được thói xấu này của đồng nghiệp trong bài viết dưới đây!

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên, đôi khi phải giải quyết nguyên nhân “gốc rễ” từ chính mình thì bạn mới không lặp lại tình trạng tương tự ở công ty mới. Vậy nên làm gì khi rơi vào hoàn cảnh này? Cùng VietnamWorks tìm hướng đi đúng đắn giúp bạn thoát khỏi sự “chững lại” đó để đột phá trong sự nghiệp nhé!

Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà còn ở việc tạo dựng một không gian làm việc an toàn và đáng tin cậy cho nhân viên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng môi trường đó chính là việc bảo vệ nhân viên – nhưng bảo vệ như thế nào cho đúng mực? 

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần thì lại không thể cắt. Chưa kể, nhóm người trẻ có mức thu nhập thấp lại là nhóm có tần suất đi cafe nhiều nhất hiện nay. Vậy đi cafe có gì mà thu hút giới trẻ đến vậy, cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé!

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể nằm trong tay của một thuật toán AI? Vì vậy mà để đảm bảo rằng những quyết định đó được đưa ra một cách công bằng và có đạo đức, các doanh nghiệp đang tìm kiếm một vị trí hoàn toàn mới: Giám đốc đạo đức AI. 

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2 mặt”. Nếu chẳng may đồng nghiệp của bạn là người chuyên “mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp mới thì bạn nên ứng xử thế nào? VietnamWorks sẽ mách bạn vài chiêu hiệu quả giúp trị được thói xấu này của đồng nghiệp trong bài viết dưới đây!

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên, đôi khi phải giải quyết nguyên nhân “gốc rễ” từ chính mình thì bạn mới không lặp lại tình trạng tương tự ở công ty mới. Vậy nên làm gì khi rơi vào hoàn cảnh này? Cùng VietnamWorks tìm hướng đi đúng đắn giúp bạn thoát khỏi sự “chững lại” đó để đột phá trong sự nghiệp nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers