adsads
0705.1
Lượt Xem 18 K

Có phải rào trước đón sau là một chiêu thức của các sếp?

Trong công việc, chúng ta sẽ có những thành tích cao, hiệu quả vượt trội, mang lại doanh số ấn tượng và nhận được “cơn mưa lời khen” từ mọi người và cũng không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Ai cũng luôn mong muốn mình được khen ngợi, được tung hô trước một tập thể, được công nhận sự cố gắng. Nhưng liệu bạn có muốn bị điểm mặt gọi tên trong những lần phê bình hay không? Lời khen cách chê của sếp trong trường hợp này đóng vai trò khá quan trọng.

“Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Không thể phủ nhận, lời nói có sức mạnh rất lớn, với cả người nói lẫn người nghe. Nó có thể khiến người nghe cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhưng cũng có thể khiến họ tổn thương. Vậy nên, để phê bình một nhân viên, nhiều sếp chọn cách khen trước, chê sau để phần nào khiến họ bớt cảm thấy đau lòng, khó chịu, nhất là khi ở trước mặt nhiều người khác. Tuy nhiên, điều này vô tình dẫn đến hiệu ứng tâm lý ngược, đó là sự thất vọng ở nhân viên. Thử tưởng tượng mà xem, khi bạn đang hãnh diện vì những lời khen, bạn cảm thấy công sức của mình được ghi nhận và vô cùng sung sướng thì sếp lại “NHƯNG” và sau đó là một tràng phê bình. Cảm giác không khác gì bạn vừa bị tạt một gáo nước lạnh.

“Thời gian qua, tôi đã thấy bạn có sự cố gắng, chăm chỉ hơn nhưng doanh số bạn mang về không cao, vẫn còn những sai sót không đáng có, chưa có sự đột phá”.

Có lẽ những kiểu khen – chê thế này không quá xa lạ với nhiều người. Bạn có bao giờ cảm thấy cách khen này chỉ khiến bạn thêm ức chế chứ không hề nhẹ nhàng hơn như ý định của sếp? Không ít người cho rằng, cách khen trước chê sau của sếp khiến họ cảm thấy mình như bị dắt đường vòng. Tại sao không nói ngay từ đầu những điểm bản thân nhân viên cần cải thiện mà phải chọn cách nói quanh co, vòng vèo và kết thúc bằng một điều không mấy vui vẻ? Thậm chí, sau nhiều lần như vậy, nhân viên cảm thấy “ám ảnh” lời khen của sếp, bởi họ luôn ngờ vực không biết đằng sau lời khen ấy lại là “sóng gió” gì.

Như vậy, dù sếp có thiện ý nhẹ nhàng hóa những lời chỉ trích để nhân viên bớt áp lực nên mới chọn cách khen trước chê sau nhưng cách thể hiện chưa thực sự hiệu quả lại dẫn đến hiệu úng không như mong muốn.

Quy tắc giao tiếp Hamburger có phải là chiêu trò của sếp?

 

Quy tắc Hamburger để khen chê đúng mực

Tuân Tử có câu: “Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa. Lời nói dở hại người như gươm dao”. Khen chê hay tranh luận là những yếu tố không thể không có, điều quan trọng là hiểu được bản chất của cuộc tranh luận và đưa câu chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Mọi lời khen chê đều cần phải chân thành và hướng tới mục đích tích cực, hiệu quả công việc và cả sự phát triển của nhân viên. Nếu không nắm được bản chất này, bạn sẽ dễ có xu hướng đẩy cuộc nói chuyện vào bế tắc, mệt mỏi.

Một ví dụ kinh điển thường được các diễn giả đưa vào buổi nói chuyện về chủ đề giao tiếp, khen chê đó chính là giai thoại về Tổng thống Hoa Kỳ – Calvin Coolidge vào những năm 1920. Khi đó, tuy thư ký của tổng thống rất xinh đẹp nhưng trong công việc lại hay mắc sai lầm. Có một lần, thư ký vào văn phòng, ông nói: “Quần áo của cô hôm nay thật đẹp, rất phù hợp với một người trẻ trung và xinh đẹp như cô. Và tôi tin rằng công việc mà cô xử lý cũng có thể xinh đẹp như cô vậy”.

Từ đó, hiệu quả công việc của cô thư ký tăng lên đáng kể.

Có thể thấy rằng, trong câu nói của vị Tổng thống trên, không có sự phê bình, cũng không cần rào trước đón sau để vừa khen vừa chê. Thay vào đó, ông khéo léo biểu đạt sự tán dương cùng kỳ vọng của mình để cô thư ký vừa cảm thấy vui vẻ vừa có động lực cố gắng trong công việc. Ngày nay, phương pháp này còn được ví như một chiếc bánh Hamburger và được gọi tên là “Quy tắc Hamburger”.

 Quy tắc này nhấn mạnh thứ tự phê bình gồm 3 tầng:

  • Tầng đầu tiên là sự khẳng định, đánh giá cao và quan tâm. Tầng này chính là lời khen trang phục đẹp mà Tổng thống Calvin Coolidge dành cho cô thư ký.
  • Tầng thứ hai là lời đề nghị, phê bình hoặc quan điểm bất đồng.
  • Tầng thứ ba chính là khuyến khích, hy vọng, tin tưởng và ủng hộ. Trong ví dụ trên, có thể thấy, Tổng thống Hoa Kỳ đã khéo léo lồng ghép tầng thứ và thứ 3 vào cùng nhau, vừa là một lời đề nghị cũng vừa là một sự khuyến khích, kỳ vọng.

Theo quy tắc này, lời phê bình được kẹp giữa sự ghi nhận, khen ngợi và sự tin tưởng, ủng hộ, tựa chiếc bánh Hamburger. Và nhân viên cũng có thể tiếp nhận lời khen – chê một cách tích cực, thoải mái hơn, giống như thưởng thức một chiếc bánh hamburger. Họ biết mình đã làm tốt ở mặt nào, điều gì cần khắc phục và có động lực để biến những sai lầm cũ trở thành một thành tích trong tương lai. Đó mới chính là mấu chốt, cũng là mục đích cuối cùng mà mọi lời khen chê của sếp hướng đến.

Xem thêm: Góp ý nhân viên thế nào cho khéo?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers