adsads
Lượt Xem 1 K

Văn hóa doanh nghiệp tốt, môi trường làm việc tích cực

Nhiều người đi làm hiện nay, đặc biệt là với những người có nhiều kinh nghiệm, luôn đặt tính tích cực của một môi trường làm việc lên hàng giá trị quan trọng nhất. Một nơi làm việc tốt không chỉ hạn chế ở việc nhân viên có lương thưởng cao, mà còn có thêm nhiều yếu tố khác như đảm bảo quyền lợi của nhân viên, thúc đẩy tinh thần hợp tác phát triển, khuyến khích nhân viên sáng tạo, tạo điều kiện cho người lao động tham gia các chương trình thể thao, v.v. 

Văn hóa doanh nghiệp tốt có thể tạo ra một hiệu ứng lan truyền tích cực đối với tinh thần làm việc và sự gắn bó với doanh nghiệp của mọi người. Với nhiều người đi làm lâu năm và đã ổn định trong cuộc sống, việc đi làm không còn phục vụ cho mục tiêu duy nhất là kiếm sống, mà còn có nhiều ý nghĩa sâu sắc, mục tiêu cao hơn. 

Nhiều người lao động có thêm các mục tiêu như đóng góp vào xã hội, phát triển các giá trị cộng đồng. Cũng có những người đánh giá cao sự kết nối với đồng nghiệp và các mối quan hệ trong môi trường làm việc, và do đó họ tận hưởng quá trình làm việc trong một không gian nơi có sự hỗ trợ, đồng cảm và gắn bó giữa mọi người với nhau.

Tính ổn định và cân bằng giữa công việc – cuộc sống

Nhờ vào việc duy trì văn hóa doanh nghiệp tốt, người đi làm tại những công ty này có nhiều cơ hội để duy trì và cân bằng giữa công việc với cuộc sống. Vì nếu một doanh nghiệp có sự tôn trọng ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư, bao gồm việc biết khi nào nên làm việc và khi nào nên nghỉ ngơi, khi nào nên làm quá giờ và khi nào nên dành thời gian cho bản thân. Nhân viên của họ sẽ có thể phân chia thời gian một cách hợp lý giữa công việc và các hoạt động cá nhân khác. 

Từ những văn hóa tốt đẹp ấy, nhân viên có thêm thời gian để đầu tư vào sức khỏe thể chất, ổn định tinh thần cũng như những sở thích riêng. Nhiều nghiên cứu và bài học thực tế đã cho thấy, một nhân viên cảm thấy được quan tâm và được đối xử công bằng thường có xu hướng hài lòng hơn với công việc của mình và trung thành với doanh nghiệp hơn. Điều này có thể giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng cường sự ổn định trong một tổ chức, cũng như giúp nhân viên có thêm cơ hội phát triển và học hỏi.

Được công nhận những đóng góp

Việc công nhận và đánh giá cao những nhân viên lâu năm là một trong những lý do tác động tích cực đến tinh thần làm việc và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Khi cảm thấy mình được công nhận và trân trọng, phần lớn nhân viên thường cảm thấy có nhiều động lực hơn trong việc gắn bó với tổ chức và cũng sẵn lòng góp sức thêm với doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc trân trọng những nhân viên của mình còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, cũng là động lực cho những nhân viên khác trong doanh nghiệp noi theo. Điều này có thể giúp khích lệ những nhân viên trẻ cố gắng hơn và phát triển bản thân để đạt được sự công nhận tương tự.

Có thể thấy, cả ba khía cạnh nêu trên tác động lẫn nhau cũng như tác động lên sự gắn bó của một nhân viên đối với công ty họ đang làm việc. Khi đã đạt được những trải nghiệm nhất định, quyết định gắn bó với một công ty cũng thường phụ thuộc vào sự phù hợp với văn hóa tổ chức, các mối quan hệ tại nơi làm việc và những chính sách phúc lợi. Do đó đây cũng là những yếu tố quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý để xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và tích cực. 

Xem thêm: Muốn đi làm ổn định, 10 chữ “Đừng” bạn tuyệt đối ghi nhớ tại chốn công sở

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm,...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers