adsads
6101108 900
Lượt Xem 2 K

Vì là một công ty nhỏ nên sếp là người trực tiếp giao việc cho tôi và mọi người trong công ty. Sếp vốn là một người nghiêm khắc, cầu toàn, đôi khi có chút bảo thủ. Tôi phải luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách chỉn chu nhưng trong thời gian gấp gáp.

Nhiều lúc tôi nghĩ nếu được dẫn dắt được một người quản lý và đào tạo nhân sự thì sẽ tốt hơn nhiều, giống như người ta hay sử dụng từ “leader”. Tuy nhiên làm việc cùng với sếp cũ tôi đã ngộ ra được rất nhiều thứ. Sếp cũ của tôi vốn dĩ là boss chứ không phải là một leader tôi cần. Có một câu tôi từng đọc trên mạng thế này: “Bạn sẽ không nhận ra bạn đã bị đối xử như thế nào khi làm việc với một số người sếp không mẫu mực, cho đến khi bạn gặp người tốt hơn.” 

Đặt lợi nhuận lên hàng đầu

Đối với boss, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Boss có vai trò đảm bảo kết quả tài chính tốt nhất để giữ vững sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến nhân sự và khách hàng của mình liệu doanh nghiệp có thể tồn tại trong bao lâu. Lúc mới bắt đầu ai cũng nghĩ sếp rất tốt nhưng rồi tiếp xúc lâu dần ai cũng hiểu rõ con người sếp hơn. Trước mặt thì sếp nói chuyện vui vẻ hỏi thăm nhân viên, nhưng sau lưng thì sếp luôn luôn đặt phần lợi ở mình bằng bằng cách tính toán chi ly với nhân viên từ tiền lương, thời gian làm việc của nhân viên, chế độ bảo hiểm…  Tôi chứng kiến nhân viên lần lượt nộp đơn nghỉ việc, bởi ở đây tất cả chúng tôi làm việc như một con robot, không có động lực hay bất kỳ hứng thú nào. 

Sếp là Boss hay Leader? Định nghĩa như thế nào mới chính xác ?

Ra lệnh

Tôi nghĩ mọi cuộc giao tiếp trong cuộc sống của chúng ta đều là văn hóa giao tiếp hai chiều. Thế nhưng, ở môi trường làm việc ấy, nhân viên chúng tôi chỉ có thể nghe theo lệnh của sếp. Sếp luôn đúng, ý tưởng của sếp là nhất. Tôi nghĩ nhân viên cũng nên được xem là cộng sự, là người đồng hành thay vì chỉ là những cổ máy răm rắp nghe theo lệnh cấp trên. 

Bảo thủ

Trong công việc, nhân viên chúng tôi đều mong muốn đưa ra những ý tưởng, ý kiến nhằm đem lại hiệu quả trong công việc. Thế nhưng, thay vì cởi mở đón nhận, sếp luôn tỏ ra không hài lòng với những ý tưởng của nhân viên chúng tôi. Tất cả mọi suy nghĩ, sự sáng tạo nếu không theo kế hoạch sếp đã định sẵn đều không được chấp nhận. Sếp thường làm việc, quyết định mọi thứ theo cảm tính, những thứ trừu tượng chứ không nhìn vào thực tế vấn đề nhưng không muốn thay đổi, không dám thử sức với những điều mới, cũng vì thế mà công ty khó có thể phát triển.

Là một nhân viên, ai trong chúng ta cũng sẽ khao khát tìm được môi trường tốt để phát triển bản thân. Không chỉ là tiền lương, tôi còn mong muôn có một leader dẫn dắt, một người có định hướng rõ ràng về tổ chức và phát triển nhân lực, sẵn sàng hỗ trợ cấp dưới cùng khi cần. Đó là sự tương tác cần thiết trong công việc nói riêng và môi trường công sở nói chung. Làm việc với leader cũng mang đến động lực cố gắng chứ không phải chịu đựng sự áp đặt từ boss. Những yếu tố này quyết định rất lớn đến tinh thần, tâm trạng, thậm chí là con đường phát triển sự nghiệp của mỗi nhân viên. Dù là ai đi chăng nữa cũng đều mong mình gặp được leader để có thể theo chân và phát huy hết khả năng của mình ở nơi làm việc.

>>> Xem thêm: Chọn lối sống “an toàn” chốn công sở: Là khôn ngoan hay dại khờ? 

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers