adsads
Untitled design 11 5
Lượt Xem 2 K


Sau đây sẽ là một số gợi ý có thể giúp bạn cải thiện điều đó. Mọi điều sau đây không áp dụng được cho tất cả mọi người, vì vậy hãy làm theo những gì mà bạn thấy phù hợp. Điều bạn luôn cần làm đó chính là hãy hít thở thật chậm. Hít thở chậm sẽ giúp bạn bình tĩnh trở lại để có thể chuẩn bị bộ não của bản thân một cách tối ưu để đối phó với các vấn đề sắp tới. Một cách hữu hiệu đó chính là hãy tưởng tượng bạn đang thổi một quả bong bóng một cách từ từ chậm rãi để nó không bị vỡ, từ đó áp dụng nhịp thở chậm tương tự khi bạn hít vào.

 

Hãy luyện tập việc chấp nhận với những câu nói tự động viên bản thân

Việc an ủi bản thân sẽ giúp bạn bình tĩnh và lấy lại kiểm soát tốt hơn. Cách tự nói chuyện với bản thân này thường sẽ bao gồm việc tự yêu quý bản thân và tự nhận trách nhiệm (hãy cân bằng giữa 2 việc này). Việc cảm thấy quá trách nhiệm với một việc sẽ dễ khiến bạn thấy lo âu. Hãy thử nghiệm với nhiều hình thức tự tự nói chuyện với bản thân và tìm ra cách phù hợp nhất với bạn. Sau đây là một số gợi ý:

  •  “Dù mình còn nhiều việc phải làm đi chăng nữa, mình đâu thể phân thân để làm hết được. Tốt nhất mình chỉ nên tập trung vào một thứ mà thôi”
  • “Sẽ thật tuyệt nếu hôm nay có thể làm được nhiều việc hơn, nhưng thôi, hôm nay làm tới đây là ổn rồi” (đây là một cách trong các phương pháp trị liệu tâm lý – thay thể “đáng lẽ, cần phải” bằng những từ tích cực hơn “có thể, sẽ tốt hơn” nhằm giúp giải tỏa lo âu và còn giúp tự truyền động lực cho bản thân)
  • Câu thần chú “Bây giờ làm gì là tốt nhất nhỉ?” sẽ giúp nhắc nhở tôi rằng việc ngầm nghĩ về quá khứ hay lo lắng về tương lai chỉ khiến bạn mất tâm trung hơn vào những việc hiện tại mà thôi.
  • “Làm công việc mình yêu thích nên dù có bận rộn tí cũng không sao. Ai cũng gặp phải căng thẳng khi làm việc đúng không? Nhưng không sao mình có thể vượt qua và có cách khắc phục nó trong tương lai”

 

Hãy theo dõi bản thân của bạn để đưa ra nhận định đúng đắn về chính mình

Nhiều dữ liệu cho thấy rằng các báo cáo về việc số lượng người tự cho rằng mình làm việc rất nhiều rất sai lệch so với con số thực tế mà các doanh nghiệp ghi nhận được. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng người làm việc quá 60 giờ một tuần rất nhỏ, chỉ ở khoảng 6%. Nếu bạn nói rằng “Tôi làm việc 70 tiếng một tuần”, não bạn cũng sẽ tiếp thu việc đó kể cả khi bạn chẳng làm nhiều đến thế.

Vậy tại sao nhiều người lại suy nghĩ như vậy? Đôi lúc não chúng ta đưa ra kết luận chỉ dựa trên cảm xúc tức thời. Khi bạn cảm thấy lo âu về công việc, não bạn sẽ tự cho rằng bạn đang làm việc quá nhiều, và qua đó càng khiến bản thân bạn càng thấy lo lắng hơn. Vào những lúc như thế này, mọi thứ đối với bạn sẽ cảm thấy rất vô vọng, có thể khiến bản trở nên suy sụp và lo âu. Bạn sẽ chẳng còn tâm trí đâu để giải quyết nó nữa. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy đừng lo lắng quá. Điều này là một thứ hết sức bình thường mà ai cũng có thể gặp phải, không phải là do lỗi của riêng bạn đâu.

Hãy thử đếm số lượng giờ làm việc của bạn trong một tuần. Làm việc này một cách tự nhiên nhất vì khi bản chủ động theo dõi bản thân thì rất có thể bạn sẽ thay đổi cách bạn làm việc thường ngày, vì vậy hãy tự nhiên nhất có thể. Hiện nay có rất nhiều công cụ trên mạng giúp bạn việc này, hoặc bạn chỉ đơn giản cần một cuốn sổ để ghi chép.

Hạn chế những việc liên quan đến công việc sau giờ làm, chẳng hạn như cầm chiếc điện thoại lên và kiểm tra email công việc. Đúng là việc kiểm tra email sẽ chỉ mất của bạn vài phút, những thói quen này sẽ có thể lấy đi của bạn nhiều thời gian hơn bạn nghĩ, vì vậy hãy tập kiểm soát những thói quen đó.

Mặt khác, việc có được những giây phút cá nhân không vướng bận công việc sẽ còn giúp bạn có được cuộc sống cân bằng hơn. Những phút giây hiếm hoi dành cho con của bạn sẽ giúp bạn cảm thấy bạn đang làm nghĩa vụ phụ huynh của mình tốt hơn, hay 5 phút trò chuyện không gián đoạn sẽ ý nghĩa hơn là 10 phút của những mẩu chuyện trò lặt vặt.

 

Đừng luôn nghĩ rằng người khác luôn cần bạn 24/24

Chúng ta thường hay tự đặt ra những qui tắc và áp đặt bản thân mình vào đó. Chẳng hạn như “Tôi cần phải trả lời email cho bạn Ngọc nhanh hơn cô ấy trả lời lại tôi.” Hay “Tôi cần phải trả lời cho xong hết những email trước khi kết thúc ngày.” Hãy luôn nhớ rằng mọi người đều cần thời gian để có thể trả lời một tin nhắn, việc đó cho thấy rằng họ đang bận chuyện gì đó hoặc có việc khác cấp bách hơn. Nếu một ai đó trả lời email của bạn chậm, đó có thể là dấu hiệu họ muốn bạn tôn trọng thời gian của họ hơn.

stress căng thẳng

Một trong những thứ đáng ghét bạn có thể gặp phải là nhận một email danh sách công việc vào ngày cuối cùng đi làm trong tuần – trong lòng bạn có thể dấy lên nỗi sợ rằng nếu bạn không hoàn thành nó trong cuối tuần thì đầu tuần làm việc tiếp theo bạn sẽ ngập trong bộn bề công việc, và người đã gửi email đó cho bạn có thể đang chờ bạn hoàn thành chúng sớm nhất có thể. Tuy nhiên, tại sao bạn lại không nghĩ rằng người gửi email đó cho bạn đang háo hức rời khỏi văn phòng để đến buổi tiệc với bạn bè và điều cuối cùng họ muốn là nhận một hồi âm về công việc. Việc bạn áp lực trả lời email sau giờ làm vô hình chung tạo chính áp lực đó cho người khác.

  • Hãy làm quen đừng trả lời tin nhắn sau giờ làm việc. Nhiều người cũng sẽ cám ơn bạn khi bạn tôn trọng thời gian cá nhân của họ hơn. Khi bạn hạn chế được việc này, bạn sẽ xem xét kĩ hơn mức độ ưu tiên của việc phản hồi tin nhắn hơn là bạn cứ phải cuống cuồng phải trả lời tất cả mọi thứ khi bạn nhận được email.
  • Hãy trao đổi thẳng thắn với đồng nghiệp của bạn. Thay vì tự đặt ra hạn chót cho những việc đó, tại sao không hỏi trực tiếp khi nào họ cần chúng?
  • Hãy chia sẻ thẳng thắn với người bạn đang làm việc khi nào bạn có thể hoàn thành xong công việc. Nếu việc gì đó có thể mất của bạn 2 tuần để hoàn thành, hãy thẳng thắn chia sẻ.

 

Định nghĩa lại những yếu tố cần để thành công

Đôi lúc bạn sẽ có những ý tưởng riêng của bạn về những điều cần làm để thành công trong lĩnh vực bạn theo đuổi. “Để thành công chúng ta cần phải làm việc chăm chỉ hơn những người còn lại”, những suy nghĩ như vậy sẽ là một vấn đề lớn khi bạn trong một môi trường đầy cạnh tranh và sẽ chẳng có ai là kém hơn ai cả nếu xét về mặt “chăm chỉ”. Một vấn đề khi bạn có những sự điều chỉnh về các định nghĩa và các luật lệ mà bạn tự đặt ra đó chính là chúng luôn thật sự không rõ ràng. Mỗi khi bạn đang cảm thấy bế tắc, đó có thể là thời gian thích hợp để bạn tự chiêm nghiệm lại những về các điều mà bạn đang cho là đúng, liệu nó có phải là nguyên nhân dẫn bạn đến tình trạng này hay không?

Hãy cẩn trọng với những định nghĩa của bản thân mà có thể gây cho bạn sự căng thẳng, đặc biệt khi nó khiến bạn trì trệ trong công việc. Chẳng hạn như khi bạn mắc kẹt với một bài viết, bạn có thể tự nhắc nhở bản thân rằng bạn chỉ nên tập trung vào chủ đề chính thay vì phải bao quát hết tất cả thông tin xung quanh chủ để ấy.

Hãy viết những vấn đề của bạn và từ đó có những phương án thay thế thực tế hơn. Điển hình như: “Nhóm của mình toàn những người tài giỏi và chắc có lẽ dự án sẽ thành công. Vì vậy nếu mình làm có tệ một chút cũng sẽ chẳng sao đâu”. Thử nghiệm với những suy nghĩ khác nhau như vậy sẽ có thể cho bạn biết được rằng cách suy nghĩ nào là đúng đắn và hợp với con người của bạn nhất.

 

Hãy nghỉ ngơi khi có thể

Hãy thử dành cho bản thân một ngày nghỉ hẳn hoi làm những gì bạn thích, bạn sẽ thấy rằng một ngày như vậy sẽ không khiến thế giới của bạn sụp đổ đâu. Từ đó, bạn có thể học được rằng chính bạn có thể đỡ lo âu hơn về công việc nếu bạn thật sự chủ động về việc nghỉ ngơi, thư giãn của bản thân. Bạn có thể lên kế hoạch cho chính việc này. Tự hỏi bản thân rằng “Nếu mình muốn thoải mái hơn về công việc, mình nên làm những gì?” và từ đó định hình một vài cách để giúp bạn đạt được điều đó.

Một vấn đề nan giải về tâm lý học đó chính là con người thường đợi cho tâm trạng bản thân thay đổi trước khi thay đổi hành vi. Tuy nhiên, việc thay đổi hành vi sẽ tốt hơn và nhanh hơn nếu bạn muốn tâm trạng và suy nghĩ của mình khá hơn. Khi bạn có thể tập trung vào việc thay đổi, bạn sẽ thấy hướng đi đúng đắn cho mình rõ hơn. Ví dụ như hãy thay đổi suy nghĩ “Khi tôi đỡ bận rộn hơn, tôi sẽ có thể làm một hệ thống tốt hơn” trở thành “Khi tôi hoàn thành một hệ thống tốt hơn, có lẽ tôi sẽ đỡ bận rộn hơn.” Lối suy nghĩ này sẽ giúp bạn đấu tranh lại thói quen làm những việc không đúng ưu tiên và trọng tâm.

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers