• .
adsads
Lượt Xem 10 K

Tầm quan trọng của sự thành thật

Hãy lắng nghe câu chuyện của tác giả David Reese trên trang Ascend từ Harvard Business Review: David làm việc tại một công ty khởi nghiệp và nhiệm vụ của anh là phải xây dựng một đội ngũ nhân sự phù hợp. Trong suốt kinh nghiệm làm việc của anh ở những công ty lớn hơn, sự trung thực và tự đánh giá bản thân luôn là yếu tố cần thiết trong việc tìm kiếm ứng viên. Thế nhưng khi gia nhập start-up Medallia, David mới thật sự nhận ra ý nghĩa của những đức tính này quan trọng thế nào.

Câu chuyện của người điều hành start-up Medallia – Brandon Ballinger đã lý giải cho David Reese tại sao sự trung thực là yếu tố quan trọng dựa trên quãng thời gian làm việc với cộng sự Paul Graham. Nói ngắn gọn, Graham đã trực tiếp thẳng thắn phê phán với Ballinger rằng ý tưởng khởi nghiệp của Ballinger thật tồi tệ – một cách tiếp cận có phần khắc nghiệt với Ballinger. Thế nhưng, với những công ty mới bước đầu khởi nghiệp, đôi khi nhà sáng lập cần một “người đồng hành” thực tế như thế hơn là một người kém thành thật. Việc thẳng thắn thừa nhận chiến lược mà một công ty đang đi sai hướng là một điều khó khăn, nhưng chúng ta đều cần sự cởi mở chia sẻ dù thời điểm này có nhạy cảm đến mức nào. Điều đó đủ chứng minh thành thật là một yếu tố rất quan trọng trong môi trường làm việc.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của yếu tố thành thật vẫn thường được xem nhẹ, đặc biệt là với các ứng viên vừa ra trường. Bên cạnh việc được chỉ dẫn về cách viết CV, thư xin việc, cách giao tiếp và ăn mặc, các sinh viên thường được nghe những lời khuyên không mấy hữu ích hoặc thậm chí chẳng có lời khuyên nào về việc trả lời những câu hỏi phỏng vấn quan trọng một cách thỏa đáng, ví như câu hỏi kinh điển trong các buổi phỏng vấn xin việc:

“Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”

 

Cách thức trả lời “hoàn hảo” nhất cho câu hỏi này

Cho dù bạn đã từng trải qua một cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp hay chưa, bạn cũng sẽ gặp phải nhiều dạng câu hỏi thế này ít nhất một lần trong cuộc đời xin việc. Bạn có còn nhớ cách mình trả lời câu hỏi trên? Bạn có từng nói rằng điểm mạnh của mình là chăm chỉ? Hay có xu hướng hoàn hảo hóa mọi việc? Hay đam mê với công việc vô cùng lớn? Hãy một lần trung thực với bản thân đi nào!

sự thành thật

Các ứng viên thường sẽ nhận được nhiều lời khuyên rằng hãy trả lời câu hỏi một cách vòng vo hoặc chung chung nhất. Ngay cả với những người trung thực, họ vẫn tin rằng mình phải có câu trả lời tích cực nhất trước nhà tuyển dụng. Kết quả là ứng viên thường tập trung vào kĩ năng nhiều hơn thay vì chia sẻ về thách thức hoặc thực tế mà họ phải đối mặt. Một cách trả lời các thường được áp dụng đó là biến điểm yếu thành điểm mạnh. Chẳng hạn: “Tôi thường có xu hướng trì hoãn mọi việc. Do đó, tôi đã học cách làm việc dưới áp lực thời gian để mọi việc luôn đúng tiến độ”.

Đừng bao giờ tin vào những cách trả lời như thế! Về phía nhà tuyển dụng, các câu trả lời như trên hầu như không chứng minh được những thách thức thực tế, và thể hiện sự thiếu thành thật trong một chi tiết nào đó. Nó không thể hiện được sự sáng tạo một cách khéo léo của ứng viên, bởi nó chỉ tiết lộ rằng ứng viên không sẵn sàng đối mặt hoặc chia sẻ về một câu chuyện nào đó. Do đó, David đã bắt đầu buổi phỏng vấn với các sinh viên mới ra trường bằng hai câu như sau. “Tôi muốn nghe câu trả lời thật về tình huống thật. Tôi hứa cũng sẽ chia sẻ thành thật với bạn”. Nếu ứng viên không cảm thấy khó chịu và trực tiếp chia sẻ với David về điều này, mức độ hiệu quả của cuộc đối thoại sẽ gia tăng đáng kể. Cả ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ có được buổi chia sẻ chân thật. Nhà tuyển dụng không tìm kiếm một ứng viên có khả năng tổ chức hay thử thách của họ trong việc lãnh đạo một nhóm người. Nhà tuyển dụng đang muốn biết liệu ứng viên có thật sự tự nhận thức được bản thân mình, liệu họ có thấy được tầm quan trọng và đặc biệt hơn, liệu họ có trả lời thành thật dù đó là điều khó khăn với họ hay không.

Với những ứng viên từ chối trả lời thành thật, hãy luôn nhớ rằng, khi nhà tuyển dụng rời khỏi cuộc phỏng vấn, họ sẽ chỉ tự hỏi bạn là ai? Hoặc thậm chí tệ hơn, họ sẽ chẳng bao giờ nhớ được bạn bởi bạn sẽ không nhận được lời mời làm việc từ nhà tuyển dụng này.

Vậy, điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

 

— HR Insider / Theo HBR Ascend —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai thương hiệu tuyển dụng nhân sự VietnamWorks và Navigos Search)...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers