• .
adsads
Thiết kế không tên 10
Lượt Xem 9 K

Trải qua hơn 20 buổi phỏng vấn, từ công ty nhỏ đến tập đoàn lớn, tôi luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi lần như thế nhưng kết quả lại chẳng như tôi kỳ vọng. Có lẽ tôi không phải là một ứng viên xuất sắc nhất nhưng nếu để đánh giá trên tổng thể, tôi vẫn cam đoan bản thân có thể đạt đến mức trung bình. Ấy vậy mà may mắn mãi vẫn không mỉm cười với tôi. 28 tuổi, gần 20 lần phỏng vấn, tôi vẫn dậm chân tại chỗ với sự nghiệp của mình.

Khi thấy bạn bè bắt đầu thăng tiến hướng đến những vị trí cao hơn, còn bản thân vẫn long đong F5 trang tuyển dụng mỗi ngày, gửi CV và lặp lại chuỗi ngày phỏng vấn không hồi âm, tôi dần cảm thấy nản lòng và thất vọng về bản thân. Dường như tôi đang đánh mất niềm tin vào chính mình, tôi cảm thấy tự ti và lo lắng hơn mỗi khi nộp đơn ứng cử vào một vị trí nào đó. Rồi một ngày, tôi chợt nhận ra mình không thể tiếp tục tuyệt vọng như thế mà không có giải pháp nào để cứu vãn nguy cơ thất nghiệp chực chờ. Nhờ sự giúp đỡ từ những người thân, bạn bè xung quanh, tôi đã nỗ lực tìm lại sự tự tin và bài học “tìm việc” cho bản thân mình.

 

Tự đặt câu hỏi cho bản thân

Thay vì tiếp tục than vãn về sự kém may mắn của mình, tôi đã học được cách tự vấn bản thân để tìm ra nguyên nhân thất bại sau mỗi lần phỏng vấn. Tôi có nhược điểm gì cần khắc phục, tôi đã mắc phải sai lầm gì trong các buổi phỏng vấn trước đây? Liệu tôi có thật sự chuẩn bị kỹ như tôi vẫn thường nghĩ? Mỗi khi phát hiện ra một vấn đề nào đó xuất phát từ cá nhân, tôi liền ghi ngay vào sổ tay để nhắc nhở chính mình. Bỏ qua những lần ngồi một mình buồn bã và thất vọng về kết quả phỏng vấn, tôi dành thời gian nhiều hơn để ngồi một mình chiêm nghiệm lại những gì tôi đã thể hiện trước nhà tuyển dụng trước đây.

 

Chủ động liên hệ lại nhà tuyển dụng

Tôi đã tham dự gần 20 buổi phỏng vấn xin việc, nhưng kết cục vẫn thất nghiệp

Sau màn “tự vấn” bản thân, tôi bắt đầu bước tiếp theo là kiểm chứng những đánh giá của mình bằng nhận xét khách quan từ phía “giám khảo” – những nhà tuyển dụng trực tiếp phỏng vấn tôi ở những công ty cũ. Bằng các mối quan hệ, tôi chủ động gửi email đến nhà tuyển dụng gần nhất tôi tham gia phỏng vấn, lịch sự xin phép chút ít thời gian của họ để đánh giá buổi phỏng vấn tôi đã thực hiện. Từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, tôi đã khá bất ngờ khi nhận ra những gì tôi đánh giá 7-8 điểm, lại chỉ nhận được con số dưới trung bình, những điểm tôi cho rằng nhỏ nhặt nhưng lại là tiêu chí thiết yếu khi nhà tuyển dụng nhìn vào hồ sơ của tôi. Tôi đã làm điều này với hơn 10 nhà tuyển dụng, và đổi lại là những lời khuyên chân thật, khách quan để tôi có thể tự so sánh, đối chiếu với bản đánh giá của chính mình.

 

Chất lượng hơn số lượng

Trước đây tôi có một thói quen mà dường như bất kỳ ai khi mới tốt nghiệp cũng đều mắc phải, đó là tìm cách rải CV ở mọi ngóc ngách mà mình tìm thấy. Cái duy nhất tôi nhìn vào ở một bản mô tả công việc đó là “mức lương hấp dẫn”. Tôi vội vàng ứng tuyển vào những công ty tôi cho là phù hợp nhưng thực chất lại không có sự chuẩn bị kĩ càng. Tôi áp dụng cùng một “khuôn mẫu” phỏng vấn cho tất cả các cuộc phỏng vấn.

Kết quả là từ sai lầm này lại dẫn đến sai lầm khác. Tôi tự ép mình bước vào một bức tranh không phù hợp, tôi nghĩ mọi nơi phỏng vấn đều như nhau. Thế nhưng, không phải lúc nào miếng bánh ngon nhất cũng là miếng bánh tốt nhất dành cho bạn. Giá như lúc đó tôi thấu hiểu được điều này, tôi sẽ chịu khó để dành thời gian tìm kiếm thông tin, nghiên cứu về môi trường, văn hóa hoặc tính chất công việc mà tôi dự định ứng tuyển. Liệu đây có phải là công việc phù hợp cho tôi? Tôi cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia buổi phỏng vấn? Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một ứng viên như thế nào với vị trí này? Bài học lớn dành cho tôi đó chính là: Đừng bao giờ chủ quan trước bất kỳ một cơ hội béo bở nào.

 

Lấy lại sự tự tin và tìm kiếm cơ hội mới

Sau khi đã thấu hiểu bản thân cần những gì, bước quan trọng nhất với tôi đó là củng cố tâm lý của bản thân. Bạn không thể bước tiếp nếu như vẫn nghĩ mình là người thất bại. Tôi thường tự nhủ với chính mình trong tương lai, tôi sẽ là người thành công với công việc tôi mong muốn. Tôi động viên bản thân lần phỏng vấn tiếp theo sẽ là không còn là một “chuyến đò lỡ” của mình. Khi bạn bước vào phòng phỏng vấn với một tâm thế tự tin, bạn đã nắm chắc đến 50% cơ hội hơn so với những người tự ti, mặc cảm về năng lực của mình.

Điều cuối cùng đó chính là chủ động đứng dậy tìm kiếm cơ hội sau những lần vấp ngã. Đừng bao giờ nghĩ rằng cánh cửa sự nghiệp luôn khép lại với mình. Chìa khóa đang nằm trong tay, liệu bạn có chủ động mở cánh cửa ấy hay không mà thôi. Tôi tin rằng bất kỳ ai cũng có thể tự tìm kiếm cơ hội cho mình. Tôi chủ động sàng lọc và lựa chọn những công việc phù hợp trên Vietnamworks, tôi sắp xếp thời gian để nghiên cứu và tập dượt trước các buổi phỏng vấn.

Và sau tất cả, tôi đã sẵn sàng cho lần phỏng vấn tiếp theo! Phỏng vấn thất bại chẳng có gì đáng sợ. Điều đáng sợ hơn đó là bạn từ bỏ cơ hội đang đến và chấp nhận thất nghiệp chỉ vì không tin tưởng chính mình. Hãy cố gắng vượt qua và lấy lại sự tự tin, may mắn rồi sẽ mỉm cười với bạn mà thôi.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers