adsads
Untitled design 20 1
Lượt Xem 5 K

Chuyên gia nói gì về chuyện tán gẫu nơi công sở?

Deborah Grayson Riegel là một chuyên gia tư vấn về hoạt động doanh nghiệp, cô hiện đang là giảng viên tại đại học kinh tế Wharton và thường xuyên tham gia các diễn đàn kinh tế dưới vai trò diễn giả. Về vấn đề nói xấu sau lưng đồng nghiệp, cô chia sẻ:

Trong những ngày tháng hành nghề tư vấn của tôi, tôi thường hỏi khách rằng họ có thường hay “tám” chuyện hay không. Họ thường luôn trả lời tôi “Đương nhiên là không rồi!” với một vẻ mặt làm như tôi vừa mới xúc phạm họ vậy.

Nhưng khi tôi chỉnh câu hỏi lại dưới những câu như: Đã từng hỏi thăm đồng nghiệp rằng có đang ghét một người đồng nghiệp khác giống mình hay không, hay hào hứng đón nhận và sẻ chia ý tưởng chung của đồng nghiệp về một đồng nghiệp khác mà không có mặt họ trong cuộc đối thoại lúc ấy, và hầu hết tất cả mọi người đều thừa nhận. Hơn thế nữa, những mẩu trò chuyện trên là một phần không thể thiếu hằng ngày của họ.”

 

bà tám văn phòng

 

Qua những chia sẻ đó, có thể thấy rằng dù mọi người vẫn cho những hành vi này chẳng có gì lớn lao, nó chỉ đơn giản là “giải tỏa áp lực” thông qua vài câu nói đùa hay nó là một cách “khảo sát chất lượng làm việc của nhân viên”, đó thực chất là một hình thức “tám” nơi công sở và điều này thật không hay ho gì!

 

Những câu chuyện thực tế

Tác giả Nancy Kurland và Lisa Hope Pelled, trong bài nghiên cứu phân tích về những mẫu chuyện tán gẫu nơi công sở, họ định nghĩa nó là: “những cuộc đối thoại mang tính chê bai hay đánh giá trong khuôn khổ một doanh nghiệp về một nhân viên khác đang không có mặt trong cuộc trò chuyện đó.” Nếu bạn nghĩ về những cuộc trò chuyện trong công sở là (1) trò chuyện phím (“Tôi qua hỏi thăm sức khỏe bạn kia một tí”); (2) đánh giá (“thảo luận về tại sao cậu D. ở phòng tài chính lại luôn gửi báo cáo trễ như vậy”); (3) nói chuyện với nhiều người (“… à hôm nay có cậu B. ở đây nữa à?”); (4) nói sau lưng một thành viên khác (“C. đang ngồi trong phòng, yên tâm đi!”), bạn sẽ bắt đầu hiểu ra rằng bạn thường xuyên tám chuyện như thế nào.

Mặc dù tán gẫu dẫn đến rất nhiều hậu quả, tuy nhiên bản chất con người lại không thể kiềm lại việc đó. Tiến sĩ Peggy Drexler, nhà tâm lý học và là giáo sư bộ môn tâm lý học tại đại học Cornell đã viết “Những nhà khảo cổ học nói rằng xuyên suốt thời kì lịch sử loài người, tám chuyện là cách mang mọi người gần lại với nhau hơn – và nó còn là một công cụ để loại bỏ những ai không đóng góp vào sự phát triển của nhóm”.

Chẳng hạn như, than phiền với mọi người về việc D. luôn gửi báo trễ có thể tạo một cảm xúc kết nối giữa những nhân viên bị ảnh hưởng về chuyện trễ nãi của anh ấy. Dần dà, họ tạo nên sự thiên vị cho nhau khi sợi dây kết nối đó lớn dần. Đây là một biểu hiện cơ bản của hành vi con người, những người liên quan đến nhau sẽ luôn sẻ chia và suy nghĩ cho nhau hơn là những người ngoại đạo.

Tám chuyện còn là cách giãi bày tâm sự cho những người ngại việc gửi ý kiến đóng góp trực tiếp lên phòng ban nhân sự hay cảm thấy khó nói chuyện trình bày thẳng thắn với người mà mình không hài lòng. Trong một cuộc khảo sát của Đại học Globis năm 2013, họ hỏi 200 người làm việc về việc họ có gặp khó khăn khi bắt đầu một cuộc trò chuyện hay không, 80% trả lời rằng những cuộc đối thoại như vậy là một phần của công việc, tuy nhiên hơn một nửa nói rằng họ chưa được đào tạo đầy đủ để có thể làm việc này một cách hiệu quả.

 

bà tám văn phòng

 

Chúng ta còn tám chuyện như một cách để thu thập chứng cứ nhằm củng cố quan điểm riêng của mình, kể cả khi điều chúng ta tin thật sự quá phiến diện và đôi khi không phải là sự thật. Khi tâm sự với đồng nghiệp rằng cô ấy có chán nản về việc D. luôn chậm trễ hay không, chúng ta nhận được sự xác minh và củng cố niềm tin “D. đang làm việc không hiệu quả”, và hơn thế nữa là cảm giác thỏa mãn khi điều chúng ta tin là đúng được một người khác xác nhận, tuy nhiên sự vui sướng có được từ việc được người khác xác nhận có thể gây nghiện “chết người”.

 

Và cách xử lý

Lẽ dĩ nhiên, sẽ rất khó để chúng ta không bị hút vào những cuộc “tám” chuyện đầy thú vị. Thế nhưng, để những cuộc trò chuyện không đi quá xa, bạn có thể áp dụng những cách thức sau:

1. Thừa nhận và xác nhận bản thân đang “tám” chuyện
Điều đầu tiên cần làm là biết chấp nhận bản chất cuộc đối thoại của mình và từ đó có thể điều chỉnh nội dung để không đi sa đà vào việc chỉ nói xấu người khác. Nếu bạn đang tham gia vào cuộc trò chuyện “giữa vài người trong công ty nhưng lại thảo luận về một thành viên không có mặt trong cuộc trò chuyện” – đặc biệt là mục đích của cuộc nói chuyện là để xác nhận những niềm tin của nhau về một vấn đề hơn là những giải pháp khắc phục – bạn đang nói xấu rồi đấy. Nếu bản thân bạn chủ động bày tỏ mong muốn thay đổi hướng đi của cuộc nói chuyện “Nãy giờ tôi nghe hình như toàn là chỉ trích cậu A, làm vậy có nên không?” – việc này sẽ khiến mọi người chú ý hơn. Sau đó bạn có thể chuyển hướng cuộc đối thoại bằng cách hỏi “Tôi làm gì được để hỗ trợ cậu A làm việc tốt hơn đây?” Chỉ nên tham gia vào các cuộc thảo luận mang tính tập huấn, tư duy công việc, giải quyết vấn đề – chứ không phải là xác nhận vấn đề của bạn có đúng hay không.

2. Tự hỏi bản thân hay người khác tại sao người ta lại cần sự xác nhận về một hành vi nào đó
Nếu làm như vậy chỉ để làm thỏa mãn bản thân, hay đơn giản là chỉ để xác nhận mình đúng thì không nên mang người khác vào cuộc trò chuyện này. Nếu nó, mặt khác, giúp xây dựng môi trường làm việc hiệu quả hơn, để có được những giải pháp hay ho, hay để làm bằng chứng cho ý định đóng góp trực tiếp cho ban nhân sự, hãy làm điều đó.

3. Hãy nói với mọi người rằng “nếu bạn cảm thấy không hài lòng gì về tôi thì cứ thoải mái nói cho tôi biết”
Hãy làm điều này và kể cả khi ai đó tiếp cận bạn để bàn luận về một người khác, hãy chủ động hỏi “cậu nói những điều này với cô ấy chưa?” như một cách nhắc nhở người khác.

4. Tạo một môi trường xây dựng phát triển lành mạnh xung quanh bạn
Nếu những ý kiến đóng góp – kể cả tiêu cực lẫn tích cực – là một phần bình thường của công ty, mọi người sẽ ít tìm đến những cuộc trò chuyện riêng để bày tỏ nỗi bức xúc của bản thân hơn. Thay vì để dành ý kiến đóng góp cho những buổi đánh giá chất lượng công việc hằng năm, hãy tạo nên những buổi thảo luận thường xuyên hơn về hiệu quả công việc của từng thành viên và đóng góp những ý kiến về ai đó nên làm gì để tốt hơn. Hãy cho những người khác ý kiến đánh giá tốt nếu họ có những đóng góp hữu ích – kể cả khi nó khá tiêu cực và khó nghe.

 “Tám” chuyện, đúng với cái tên của nó, là một hình thức trao đổi có thể đem đến những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Thay thế nó bằng những hình thức trò chuyện tốt và hiệu quả hơn sẽ giúp chúng ta cải thiện chất lượng công việc, cải thiện mối quan hệ và nhờ đó doanh nghiệp có thể phát triển tốt hơn.

 

—  HR Insider/ Theo HBR Ascend —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững chắc về kiểm thử phần mềm, kỹ năng lập trình...

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo lường sự biến động của mức giá hàng hóa và...

Khám phá 17 phần mềm marketing facebook đỉnh cao miễn phí

Phần mềm marketing Facebook là công cụ hỗ trợ việc quảng bá và quản lý chiến lược tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội...

Nắm rõ Cash flow, kỹ thuật dữ báo dòng tiền và cách quản lý hiệu quả

Cash flow là một thuật ngữ mô tả lượng tiền thực tế mà doanh nghiệp hoặc tổ chức nhận được và chi ra trong một...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Bài Viết Liên Quan

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững...

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo...

Khám phá 17 phần mềm marketing facebook đỉnh cao miễn phí

Phần mềm marketing Facebook là công cụ hỗ trợ việc quảng bá và quản lý...

Nắm rõ Cash flow, kỹ thuật dữ báo dòng tiền và cách quản lý hiệu quả

Cash flow là một thuật ngữ mô tả lượng tiền thực tế mà doanh nghiệp...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers