adsads
Untitled design 124
Lượt Xem 4 K

Theo Glenn Ebersole – một chiến lược gia kinh tế nổi tiếng “tư duy chiến lược là một công cụ vô cùng hiệu quả và có giá trị”. Đặc biệt, công cụ giá trị này lại rất cần thiết trong thời đại 4.0, có tỷ lệ cạnh tranh cao như hiện nay. Chính vì thế, hãy rèn luyện khả năng tư duy chiến lược ngay từ bây giờ.

 

1. Tư duy chiến lược – Học cách nhìn xa trông rộng

Người xưa có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Chỉ khi bạn thật sự am hiểu về những điểm mạnh và yếu của vấn đề, bạn mới có thể đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

Học cách nhìn xa trông rộng tức là khi một người bình thường nhìn nhận vấn đề, có thể họ chỉ nhìn theo góc độ mình muốn. Nhưng nếu bạn muốn rèn luyện tư duy chiến lược thì hãy nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều và đánh giá khách quan.

Chẳng hạn, bạn nhìn thấy một chiếc bánh rất ngon, bạn muốn ăn nó. 

Thông thường, mọi người sẽ bảo rằng, thích thì ăn, chẳng cần suy tính nhiều. Nhưng nếu bạn là người có kỹ năng nhìn xa trộng rộng, bạn biết trước được hậu quả sau khi ăn chiếc bánh này là: dạ dày khó chịu, thậm chí là tăng cân và bạn chấp nhận không ăn nó để bảo toàn sức khỏe của mình.

Cuộc sống đơn giản là thế, còn trong công việc, đừng chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà quên đi hậu quả về sau. Hãy biết nhìn xa trông rộng, đánh giá các mặt trước ra bắt đầu quyết định.

 

2. Tư duy chiến lược – Tạo đường lui và phương án giải quyết khi gặp rủi ro (Exit strategy)

Khi xem xét và đánh giá vấn đề, bạn cần chuẩn bị cho mình Exit strategy (chiến lược rút lui) thỏa đáng. Cuộc sống và công việc là những chuỗi sự kiện bất ngờ và bạn không thể nào phán đoán được chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó, hãy dự trù cho mình những giải pháp và kế hoạch khác để có thể ứng biến với rủi ro.

Ví dụ như: hôm nay bạn muốn ăn tối ở nhà hàng A, nhưng nó đóng cửa, chẳng lẽ bạn sẽ ôm chiếc bụng đói meo ấy về nhà cho đến sáng? Tất nhiên, nên có phương án dự trù là một quán ăn X, hoặc Y nào đó để giải quyết vấn đề này thay vì chấp nhận nó.

Trong công việc, đừng chỉ đặt kế hoạch A, hãy tìm thêm kế hoạch B, C, D và tìm ra những hướng khắc phục hậu quả nếu quyết định đưa ra không mang lại kết quả như mong muốn. Đây cũng là một trong những cách để bạn rèn luyện khả năng tư duy chiến lược của mình đấy.

 

3. Tư duy chiến lược – Lắng nghe và học hỏi 

Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Để rèn luyện kỹ năng tư duy chiến lược, trước hết, bạn cần là một người biết lắng nghe. Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề một cách đa chiều và học hỏi được những điều mới mẻ trong suy luận của người khác.

Điều này sẽ giúp bạn hình thành khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra lựa chọn. Mặt khác, khả năng này lại đóng vai trò quan trọng khi bạn muốn có được kỹ năng tư duy chiến lược chính xác.

 

4. Lạc quan nhưng không mơ mộng

Lạc quan trong suy nghĩ sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực, tuy nhiên trong công việc, bạn chớ nhầm lẫn giữa lạc quan với mơ mộng. 

Những hợp đồng bạn ký, các vấn đề phát sinh và những việc cần giải quyết đều liên quan đến kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của bạn. Vì thế, đừng để sự mơ mộng làm bạn trở nên mơ hồ khi đưa ra những chiến lược cho mình. Hãy nhìn nhận vấn đề một cách trực quan và đề ra chiến lược mang tính thực thi, xác đáng nhất.

 

5. Xây dựng mục tiêu rõ ràng

Có một câu chuyện kể rằng, một nữ vận động viên bơi lội nhận thử thách bơi vượt qua đại dương và đích đến là bờ biển phía bên kia. 

Ngày đầu tiên của thử thách, trời nhiều sương mù và không thể nhìn rõ được bờ biển đối diện. Cô bơi được nửa chặng đường rồi cuối cùng quay trở lại và không thể tiếp tục. 

Ngày hôm sau, thời tiết tốt hơn và bờ biển mục tiêu của chặng thử thách hiện ra rõ ràng trước mắt. Và nữ vận động viên đã chiến thắng, cô đã vượt qua được thử thách để chạm đến bờ biển mục tiêu của mình. 

Khi được hỏi “tại sao ngày hôm qua cô lại từ bỏ trong khi đã bơi được nửa chặng đường, còn hôm nay thì có thể bơi một mạch đến bờ bên kia?”. Cô mỉm cười đáp “tôi không thể bơi khi không nhìn thấy được mục tiêu mà tôi muốn đến là ở đâu”.

Quả thật, mục tiêu là kim chỉ nam không thể thiếu trong cuộc sống lẫn công việc. Khi có mục tiêu, bạn sẽ biết được mình phải làm gì để đạt được nó. Vì thế, mỗi ngày, hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân bằng cách viết chúng vào vở và đánh dấu những mục tiêu bạn đã hoàn thành tốt để rèn luyện tư duy chiến lược cho mình.

Tư duy chiến lược là một trong những kỹ năng mang yếu tố quyết định đến sự thành bại trong cuộc sống lẫn sự nghiệp. Biết được những điều mình nên làm, hiểu rõ những gì mình đang có để lên kế hoạch trong cuộc sống và đề ra phương án giải quyết rủi ro là những gì bạn làm được khi nắm vững kỹ năng tư duy chiến lược.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers