adsads
Untitled design 210
Lượt Xem 4 K

Thực trạng xã hội hiện nay, chúng ta có thể thấy, những việc tốt, người tốt thường rất ít được chia sẻ. Nhưng những điều xấu, tiêu cực lại tràn lan khắp mạng xã hội. Điều đó ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực của mọi người mà họ thường không biết. Vậy làm sao để thay đổi cách nghĩ tiêu cực và tạo lập tư duy tích cực?

Dưới đây là 5 cách giúp bạn sống tích cực hơn:

 

1. Đừng nhân rộng tiêu cực

Nếu chúng ta để ý, tất cả những câu chuyện tán gẫu đều là bàn tán những điều tiêu cực của những người vắng mặt. Và bản thân chúng ta, khi ngồi vào một cuộc tán gầy như vậy, chúng ta cũng đi theo xu hướng đó mà không hay. 

Những câu chuyện đó thì chẳng biết thực hư như thế nào. Tất cả chỉ là những phỏng đoán của người nói. Nhưng khi nhiều người bàn tán, thì chuyện chưa chắc đúng sẽ trở thành đúng. Chuyện chưa đến nỗi tệ, thì sẽ trở nên quá tệ. 

Như vậy, chúng ta vô tình đã nhân rộng những điều tiêu cực. Luật nhân quả khi cho đi sự tiêu cực, chúng ta cũng sẽ nhận lại sự tiêu cực.

Có khi những tiêu cực đó là những lời nói xấu từ người khác. Cũng có khi đó lại là những tiêu cực tự xuất hiện trong đầu của mình. Nhìn ai đó, hay điều gì cũng chỉ chú ý đến những điều tiêu cực trước. Tư duy tích cực dần mất đi.

Muốn bắt đầu làm ăn thường nghĩ tới thất bại, muốn khởi nghiệp thì chỉ nghĩ tới phá sản, gặp khó khăn thì chỉ thấy bế tắc, chán nản,…

Vì vậy những người thành công thường nói về những ý tưởng tuyệt vời. Còn những người thất bại chỉ nói về những thứ tiêu cực.

 

2. Tìm mặt tốt của vấn đề với tư duy tích cực

Mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống đều có 2 mặt, không bao giờ chỉ có sự tiêu cực trong một vấn đề nào đó.

Ví dụ khi bạn sản xuất ra một chiếc ô tô. Sau khi đưa ra thị trường bị khách hàng chê xấu, chỗ này dỏm, chỗ kia lỗi thời. Nếu như một người tiêu cực thì sẽ nghĩ rằng: “thôi tiêu rồi, người ta chê thế này thì chắc sẽ phá sản mất thôi”. Nhưng nếu là một người có tư duy tích cực thì sẽ nghĩ rằng: “à! khách hàng đã đóng góp rất nhiều ý tưởng hay cho công ty để cải thiện sản phẩm”…

Người xưa đã có câu: “Không có nghịch cảnh lấy gì mà tu”. Câu nói này không chỉ đúng trong việc tu hành, mà còn đúng cả trong cuộc sống. Không có khó khăn, thì làm sao bạn có được sự mạnh mẽ, trưởng thành.

 

3. Ngưng tạo ra bế tắc

Có một điều nghịch lý là khi chúng ta muốn giải quyết vấn đề nhưng đa số lại khiến vấn đề đó đi vào bế tắc. Khi gặp điều gì đó khó khăn mà chưa từng gặp phải, chúng ta thường có xu hướng nghĩ ngay rằng: “Cái này mình làm không được”. Chỉ cần suy nghĩ đó xuất hiện, thì lập tức ngay sau đó sẽ xuất hiện nhiều lý luận củng cố cho suy nghĩ đó. Và chúng ta sẽ tin chắc là không làm được.

Còn một người tư duy tích cực thì lại nghĩ rằng làm thế nào để giải quyết việc này? Dù không biết có thể giải quyết được hay không. Nhưng chí ít bạn cũng đang có ý muốn giải quyết vấn đề chứ không phải tự làm vấn đề trở nên bế tắc. 

Vì vậy, khi chúng ta gặp phải vấn đề gì trong cuộc sống. Thay vì nghĩ rằng sẽ không giải quyết được, chúng ta nên tập suy nghĩ rằng làm cách nào, làm thế nào để giải quyết. 

 

4. Tự tạo môi trường tư duy tích cực

Con người vẫn luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Vì vậy, chúng ta khó mà có thể sống tích cực được khi mà xoay quanh chúng ta toàn là những điều tiêu cực.

Chúng ta cần biết loại bỏ những luồng thông tin tiêu cực. Đừng nhận sự chỉ trích, chê bai quá nhiều. Những thông tin đó, không làm chúng ta phát triển được bản thân và công việc chút nào. Ngược lại, chúng còn khiến chúng ta trở nên tiêu cực hơn.

Những thông tin chúng ta cần tiếp cận là thông tin có thể giúp chúng ta cải thiện bản thân, phát triển bản thân và luôn có cái nhìn tích cực, tư duy tích cực. Ngoài ra, việc loại bỏ những điều tiêu cực sẽ giúp ta có thêm thời gian để học tập và làm những điều có ích hơn.

 

5. Vừa chừng để nhanh hơn

Khi chúng ta làm việc gì mà trong lòng nôn nóng làm cho nhanh sẽ gây ra những cảm giác áp lực, khó chịu dần dẫn đến tiêu cực khi gặp trở ngại. 

Điều này không có nghĩa là chúng ta cứ từ từ, chậm chạp. Mà điều cần ở đây chính là chúng ta phải tránh thái độ gấp gáp. Người chậm thì không làm được việc, nhưng người nôn nóng sẽ còn tệ hơn vì sẽ làm hỏng việc.

Chúng ta phải không ngừng phấn đấu, nhưng phải biết lựa theo sức lực của mình. Làm việc quá sức sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm. Điều quan trọng là vừa sức, không lười biếng nhưng cũng không nóng vội.

Nếu buộc phải chinh phục 1000km mà không có phương tiện nào khác, thì chúng ta nên chọn đi bộ thay vì chạy. Vì nếu chạy, chúng ta sẽ ngất xỉu khi chưa chạy được tới 100km.

Như vậy, bài viết đã đưa ra 5 cách để bạn luôn giữ cho mình được tư duy tích cực. Hãy luôn rèn luyện bản thân trong công việc cũng như cuộc sống để mọi thứ bớt tiêu cực hơn. Chúc cuộc sống của bạn sẽ toàn là những điều tích cực!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers