adsads
Shutterstock 2139040871 1
Lượt Xem 2 K

Xây dựng mối quan hệ là gì?

Xây dựng mối quan hệ là quá trình xác định, bắt đầu, phát triển và duy trì các mối quan hệ theo hướng có lợi cho cả đôi bên. Trong thời đại hiện nay, để thành công trong công việc cũng như các lĩnh vực trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào những mối quan hệ tốt.

Vì sao cần xây dựng mối quan hệ?

Việc xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trên con đường sự nghiệp. Nó tạo cho bạn sự hài lòng và môi trường làm việc tích cực. Khi có sự tin tưởng, bạn sẽ chia sẻ kiến thức một cách tự do, tạo ra các nhóm làm việc hiệu quả và tăng năng suất công việc.

Một mạng lưới mối quan hệ rộng, đa dạng và chất lượng mở ra nhiều cơ hội để bạn phát triển và thăng tiến. Bên cạnh đó, xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, quản lý còn giúp bạn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, một mối quan hệ lành mạnh được xây dựng dựa trên 5 yếu tố là lòng tin, trách nhiệm, sự tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt và giao tiếp cởi mở. 

Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ?

Các chuyên gia đã chỉ ra kỹ năng giao tiếp kém, cái tôi quá lớn, không đủ chân thành, thất hứa và thiếu sự tin tưởng chỉnh là những rào cản lớn trong quá trình xây dựng mối quan hệ thành công. 

Vì thế, để xây dựng được một mối quan hệ thành công, bạn cần khắc phục các rào cản trên. Đồng thời thực hiện những đề xuất dưới đây.

Xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là yếu tố để hình thành nên mối quan hệ tích cực. Bạn cần đánh giá xem bản thân mình đang có gì và đang cần gì trước khi tập trung vào việc xây dựng và phát triển mối quan hệ mới. 

Trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe hiệu quả và kỹ năng giải quyết xung đột tốt sẽ thúc đẩy sự kết nối và hợp tác lâu dài của một mối quan hệ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến trí thông minh cảm xúc của bản thân để hỗ trợ tốt hơn trong nhiệm vụ kết nối. Để làm được điều này, bạn cần tập trung vào việc xây dựng khả năng tự nhận thức, ý thức điều chỉnh, sự đồng cảm và các kỹ năng xã hội.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp 

Giao tiếp chính là cầu nối quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ bất kỳ, dù là xã giao hay thân thiết. Trong công việc, bạn hãy lắng nghe những quan điểm của đồng nghiệp, thấu hiểu và chia sẻ chân thành ý kiến của bản thân với một thái độ tôn trọng đối với họ. 

Với những người không thường xuyên gặp mặt trực tiếp, bạn có thể gửi lời chúc tốt đẹp đến họ vào những dịp lễ, tết, sinh nhật hoặc bình luận vào bài viết của họ trên mạng xã hội hay gọi điện hỏi thăm tình hình. Những việc làm này cũng đủ để duy trì kết nối giữa bạn và họ rồi đấy!

Bạn cũng có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua cách đặt câu hỏi và lắng nghe. Những câu hỏi bên lề như cuộc sống cá nhân, mục tiêu sắp tới, kỳ vọng nghề nghiệp… sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về đối phương. Nhờ đó dù đã có danh hay chưa có danh, bạn đều có thể xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền vững dựa trên sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau.

Sắp xếp thời gian xây dựng mối quan hệ

Để xây dựng và phát triển một mối quan hệ, bạn cần có thời gian. Nhưng với lượng công việc bận rộn hằng ngày, làm thế nào bạn có thể sắp xếp thời gian?

Bạn hãy thử tranh thủ giờ ăn cơm trưa, hoặc đi làm sớm một chút, dành thêm một vài phút sau khi tan làm để trò chuyện, giao lưu với đồng nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể rủ mọi người đi ăn uống, vui chơi thư giãn cuối tuần. Những điều này sẽ giúp bạn và đồng nghiệp gắn bó với nhau hơn.

Sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ khi đối phương cần

Người ta thường nói rằng, muốn người khác đối xử với mình như thế nào thì mình hãy đối xử với họ như vậy. Vì thế, sẵn sàng giúp đỡ đối phương đúng thời điểm sẽ thể hiện sự tử tế và thân thiện của bạn.

Đừng nên đợi người khác ngỏ lời rồi mới hỗ trợ họ, bởi không phải ai cũng đủ mạnh dạn để nhờ vả người khác. Hãy tinh tế quan sát rồi giúp đỡ họ khi cần, điều này sẽ khiến mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi kết nối với bạn.

Nhờ đến sự trợ giúp khi cần

Đừng ôm đồm mọi việc, bởi bạn không thể tự mình làm hết tất cả mọi công việc mà không cần đến sự trợ giúp của ai. Đôi lúc, ngỏ lời cần hỗ trợ trong công việc cũng có thể là điều kiện để bắt đầu một mối quan hệ mới tại nơi làm việc. Điều này sẽ giống như việc bạn giúp đỡ người khác. Mối quan hệ hai chiều cho – nhận công bằng sẽ giúp tình cảm của bạn với đồng nghiệp thêm phần khăng khít. Vì thế,  đừng ngần ngại đề nghị hỗ trợ khi cần thiết nhé.

Mang tới những giá trị tích cực 

Xây dựng mối quan hệ là tạo ra được những giá trị tích cực cho bản thân và đối phương. Để làm được điều đó, bạn cần đưa ra những ý kiến đóng góp, đề xuất giải pháp hướng đến sự phát triển chung của mối quan hệ, dù là trong công việc hay ngoài cuộc sống.

Công nhận vai trò của mỗi người

Sự công nhận và đánh giá cao là “chất xúc tác” mạnh mẽ giúp bạn có thể xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài. Đôi khi, bạn không hiểu rõ vai trò, công việc hay thách thức từ những công việc khác nhau. Nhưng chỉ cần nhớ rằng mỗi thành viên sẽ có mục tiêu và vai trò riêng. Vì thế,  hãy tôn trọng sự đóng góp và nỗ lực của tất cả mọi người.

Tạo sự tin tưởng

Lời hứa và cam kết là nguyên tắc cơ bản thuộc phạm trù đạo đức của mỗi người. Vậy thế, bạn hãy nghiêm túc tuân thủ các quy định, hoàn thành công việc của bản thân đúng thời hạn. Nếu có lý do chính đáng đột xuất khiến bạn không thể hoàn thành như đã hẹn thì hãy thông báo trước cho mọi người để nhanh chóng cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề. Điều này không chỉ giúp công việc được trôi chảy và còn xây dựng sự tin tưởng của mọi người đối với bạn.

Xây dựng mối quan hệ tích cực, bền vững sẽ mang đến nguồn lực đáng kể để giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn. Ai cũng có những ưu, nhược điểm riêng của mình. Vì thế, hãy xây dựng mối quan hệ lành mạnh bằng cách thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với đối phương. Hãy dùng sự tôn trọng và các giá trị tích cực để vun đắp cho các mối quan hệ bạn nhé!

Xem thêm: Làm gì tiếp theo khi cảm thấy bị “mắc kẹt” trong sự nghiệp?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers