adsads
shutterstock 165025265
Lượt Xem 11 K

Văn hóa công ty ảnh hưởng như thế nào?

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố như sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến phong cách làm việc và các quyết định công ty đưa ra. Một doanh nghiệp xây dựng văn hóa công ty vững mạnh sẽ ảnh hưởng tích cực đến năng suất làm việc của nhân viên.

Thực tế, nhiều người vẫn chưa mấy quan tâm đến định hướng phát triển của doanh nghiệp có liên quan đến mình hay không. Tuy nhiên, vấn đề này lại ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn. Chẳng hạn như công ty có nền văn hóa cởi mở, cho phép nhân viên có ý kiến sẽ thúc đẩy môi trường làm việc thoải mái và tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội đóng góp xây dựng doanh nghiệp. 

Ngoài ra, công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ truyền cảm hứng làm việc cho người khác. Bởi những công ty này sẽ biết cách động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên làm việc tốt hơn. Từ đó, mọi người sẽ cảm thấy hạnh phúc khi làm việc và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn. 

Bởi thế, văn hóa doanh nghiệp có sức ảnh hưởng đến nề nếp làm việc và sự phát triển của toàn doanh nghiệp. Ngoài thu nhập, chúng ta cần chú ý hơn về yếu tố văn hóa doanh nghiệp để có thể cống hiến lâu dài khi làm việc nhé. 

Làm gì khi văn hóa công ty không phù hợp?

Như đã phân tích trên, văn hóa doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc còn quyết định đến sự phát triển của cả công ty. Nhiều bạn trẻ chỉ chú ý đến thu nhập để trang trải cuộc sống bỏ qua bước tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp. Chính vì thế, nhiều người nhận ra bản thân không phù hợp với môi trường làm việc sau thời gian cống hiến. Nếu rơi vào trường hợp này, xử lý sao cho chuyên nghiệp ? Hãy cùng thực hiện những bí kíp sau nhé. 

Tìm hiểu nguyên nhân

Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm trừu tượng và còn khá lạ lẫm với nhiều người. Bạn có thể hình dung nó là tính cách của doanh nghiệp như: tác phong xử lý vấn đề, những quy tắc ứng xử, chế độ đãi ngộ nhân viên,… Những giá trị này giúp định hình văn hóa của doanh nghiệp. 

Nếu cảm thấy môi trường làm việc không phù hợp với bản thân, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra kết luận. Việc tìm hiểu giúp bạn biết rõ bản thân không phù hợp những gì với văn hóa của doanh nghiệp. Bởi nhiều nguyên nhân đôi khi xuất phát từ vấn đề cá nhân của bạn. Xác định rõ điểm khác biệt sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết đúng đắn. Vì thế, đây là bước đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng khi xử lý vấn đề. 

Kết thân với đồng nghiệp

Hiện tượng "nói nghỉ việc là nghỉ" của người trẻ hiện tại: Lấy niềm vui làm tiêu chuẩn, không thấy vui thì không làm

Không hiếm trường hợp nhiều người cảm thấy lạc lõng, thậm chí bị cô lập ngay chính môi trường làm việc của mình. Cảm giác khó hòa nhập khiến nhiều người cảm thấy chỉ “cô đơn” hơn khi làm việc. Nhiều người không nhận ra vấn đề và tự thu mình trong chiếc vỏ bọc của riêng họ. Đến khi không thể chịu đựng thêm nữa, họ lựa chọn dứt áo ra đi tìm môi trường mới. 

Thực tế, không thể hòa nhập được với mọi người là vấn đề của riêng bạn. Vì thế, chúng ta cần mở lòng để kết thân với đồng nghiệp. Thông qua mối quan hệ đó, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về văn hóa và phong cách làm việc của doanh nghiệp. Đây cũng là cách giải thoát cho bạn khỏi sự cô đơn nơi làm việc và hòa nhập với mọi môi trường làm việc.

Tìm cách thích ứng trước khi ra quyết định cuối cùng

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng ta cần đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình. Hãy dành thời gian để thích ứng với văn hóa của doanh nghiệp trước khi quyết định cuối cùng. Nếu không thể thay đổi nền văn hóa nơi làm việc, hãy tự thay đổi chính mình để thích nghi với môi trường này. 

Sau thời gian cố gắng, nếu bạn cảm thấy không khởi sắc hơn có thể tìm kiếm môi trường làm việc khác. Dù có thể không mang lại kết quả như mong muốn, nhưng bước đi này giúp bạn chắc chắn thêm quyết định của mình.  

Hạn chế đi lại vết xe đổ

Thay đổi công việc sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để tìm kiếm và thích ứng với môi trường khác. Vì thế, chúng ta cần xác định rõ văn hóa doanh nghiệp của công ty mới là gì trước khi đồng ý làm việc tại môi trường này. Bởi vấp ngã một lần có thể hiểu, nhưng bạn không nên để bản thân đi lại vết xe đổ của chính mình. 

Hãy đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng về những hoạt động bên ngoài và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì trước khi quyết định. Dù biết chúng ta rất khó để tìm hiểu hết văn hóa của doanh nghiệp trong buổi phỏng vấn ngắn nhưng bạn nên tìm hiểu kỹ môi trường làm việc mới để tránh lựa chọn sai lầm. Chúng ta chỉ có một thời của tuổi trẻ để thử sức, nên tuyệt đối đừng lãng phí thời gian cho những sai lầm lặp lại. Hãy rút kinh nghiệm từ vết xe đổ đã đi qua làm hành trang lựa chọn môi trường mới tốt hơn nhé. 

Bạn và tôi chỉ thực sự phát huy hết khả năng khi được là chính mình. Chính vì điều đó, chúng ta cần thận trọng hơn khi tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp có tạo điều kiện để mình phát triển hay không để quyết định đúng đắn. Nếu cảm thấy những chia sẻ trên hay, đừng ngần ngại chia sẻ bài viết này cho bạn bè và đồng nghiệp cùng tham khảo bạn nhé. 

 

>> Xem thêm: 5 phương pháp làm việc nhóm hiệu quả dành cho bạn

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers