adsads
Shutterstock 2139151139 1
Lượt Xem 862

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ

Theo Naomi Bagdonas – giảng viên khoa sau đại học của ĐH Stanford, bà đã chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo biết cách sử dụng sự hài hước để giúp gắn kết các thành viên trong nhóm với nhau hơn. Và với cách tiếp cận này sẽ giúp thúc đẩy khả năng làm việc của họ, làm tăng khả năng phục hồi của cả nhóm.

Theo bà, tiếng cười tăng cảm giác tin cậy, tạo ra một không gian gần gũi và thoải mái cho mọi người. Khi mọi người cùng cất tiếng cười, não của họ sẽ tiết ra một lượng hormone endorphin và dopamine, những chất tạo nên tâm trạng vui thích cao độ. Cũng theo Bagdonas, những phản ứng hóa học này ở trong não bộ sẽ làm cho con người cảm thấy họ gắn bó với người khác nhiều hơn. Với logic này, người lãnh đạo có tính cách hài hước sẽ làm thúc đẩy mối quan hệ của họ với nhân viên trở nên bền chặt hơn.

Nhà khoa học hành vi Jennifer Aaker, đồng giảng dạy với Naomi Bagdonas, bà cũng chỉ ra việc con người sử dụng sự hài hước của mình sẽ giúp lan tỏa tiếng cười. Khi chúng ta cười, vui vẻ thì trong não của chúng ta sẽ tiết ra những hormone liên quan đến tình yêu, niềm vui – là điều mà bất cứ ai mong muốn có trong cuộc sống.

Hai nhà khoa học còn trích dẫn một nghiên cứu từ tạp chí khoa học Social Behavior and Personality (Tính cách và hành vi xã hội), cho thấy những lãnh đạo có khiếu hài hước sẽ được nhiều nhân viên ngưỡng mộ hơn, họ chính là hình mẫu lý tưởng cho nhân viên phấn đấu, tạo động lực làm việc hơn 27% so với những vị sếp không hay đùa. Không chỉ thế, nhân viên của những người hài hước có khả năng gắn bó và gắn kết hơn 15%, họ cũng là nhóm có khả năng giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi tính sáng tạo cao gấp đôi.

Giảm sự ngột ngạt, tạo bầu không khí thoải mái

Dựa vào cuộc khảo sát của Robert Half International cho kết quả 65% người lao động cho rằng sự hài hước là một vấn đề quan trọng ở sếp, trong khi 32% khác chọn đó là yếu tố “có phần quan trọng”. Theo cuộc điều tra này cho thấy rằng nhân viên thích những vị sếp hài hước hơn. Sự hài hước sẽ giúp người quản lý dễ dàng tiếp cận, gần gũi với nhân viên của mình hơn.

Theo Debra Mandel, một số nhà quản lý thường cố gắng tạo ra sự nghiêm túc ở nơi làm việc, tạo ra không khí nghiêm trang không cần thiết. Điều này vô tình khiến nhân viên cảm thấy ngột ngạt, đôi phần cảm thấy không thoải mái. Là một người quản lý giỏi, họ nên biết cách cân bằng giữa mong muốn của nhân viên, giữ cho tâm trạng của họ thoải mái để thực hiện được mục tiêu kinh doanh và duy trì sự chuyên nghiệp nơi công sở.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều quản lý cho rằng sự hài hước là việc vô ích, họ lo rằng nhân viên có tư tưởng cợt nhả, không coi sếp ra gì. Vì thế, thay vì vui vẻ với nhân viên, những vị sếp này thường chọn cách quản lý nghiêm ngặt, không lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Đương nhiên, nếu nhân viên làm việc trong một môi trường như thế hàng ngày hàng năm, thì việc này sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy bị áp lực, tư tưởng không được thoải mái dẫn đến việc không phát huy tối đa hiệu quả công việc.

Sếp nên làm thế nào để tạo sự hài hước?

Tất nhiên, không phải ai cũng có thể hài hước. Nếu như bạn không phải là người tinh tế, bạn vô tình tạo ra những trò đùa kém duyên, những câu nói đùa gây cảm giác khó chịu và có thể khiến mối quan hệ giữa sếp với nhân viên bị tổn hại nặng nề hơn. Vì thế, Aaker và Bagdonas đã đưa ra lời khuyên cho những nhà lãnh đạo muốn mang lại tiếng cười tại nơi làm việc để giải tỏa những áp lực. 

Để tạo ra tiếng cười tự nhiên nhất, Aaker khuyên rằng thay vì bạn phải vắt óc ra suy nghĩ để tìm một câu nói hài hước, thay vì lướt hàng giờ đồng hồ tìm những câu chuyện hài hước trên mạng, bạn hãy nói về những điều thực tế xảy ra ngay trong cuộc sống của chính mình. “Tin vui là cuộc sống luôn có sự hài hước nếu chúng ta biết cách tìm kiếm nó. Đừng tìm kiếm những gì buồn cười. Chỉ cần để ý những gì là sự thật và nó thú vị.” – Aaker.

Cuối cùng, bạn cũng nên để ý về việc mọi người có cảm nhận như thế nào về chuyện cười của mình. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý về nội dung trò đùa của mình. Điều này có nghĩa là bạn không nên đưa ra những nhận xét  thiếu lịch sự khiến nhân viên, đồng nghiệp thấy thất vọng. Đặc biệt, bạn cần tránh những trò đùa mang tính riêng tư và khiếm nhã, bởi vì chúng có thể gây khó chịu cho người nghe đối diện.

Tiếng cười là một liều thuốc để giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, là một người sếp giỏi, bạn cần biết cách tạo nên sự hài hước cho văn phòng của mình, nâng cao tinh thần làm việc của mọi người hơn. Hy vọng bài viết trên đây giúp ích cho các nhà lãnh đạo trong việc giúp nhân viên thoải mái hơn khi làm việc.

Xem thêm: Làm gì tiếp theo khi cảm thấy bị “mắc kẹt” trong sự nghiệp?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất là không lắng nghe cho đến cấp độ cao nhất...

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ hiện nay, đã không còn đặt mục tiêu lương thưởng...

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu hết dân công sở. Theo đó, thời gian phản hồi...

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối thượng” giúp bạn chiếm trọn cảm tình của đồng nghiệp...

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của bản thân. Nếu bạn...

Bài Viết Liên Quan

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất...

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ...

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu...

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối...

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers