adsads
11 kỹ năng mềm cho sinh viên cần thiết nhất
Lượt Xem 1 K

Để trở thành một người thành công trong công việc lẫn cuộc sống, bản thân sinh viên không chỉ biết cách trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn, mà điều vô cùng quan trọng đó nữa là trao dồi những kỹ năng mềm cần thiết. Đây chính là cách thức để áp dụng những kiến thức đã được học vào trong công việc và cuộc sống. Cùng điểm danh những kỹ năng mềm cho sinh viên cực kỳ cần thiết cần trau dồi và rèn luyện giúp hoàn thiện bản thân tốt hơn.

1. Kỹ năng mềm là gì? 

Kỹ năng mềm hay soft skills chính là tập hợp kỹ năng liên quan đến hoạt động trong cuộc sống của chúng ta. Có thể kể đến một số “kỹ năng sống cần thiết” như: khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi, ứng xử, thái độ,… giữa người với người. Tư duy, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết xung đột,… Nhờ vậy, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá được khả năng tương tác và làm việc trong tập thể của ứng viên, từ đó xem xét sự phù hợp với môi trường của doanh nghiệp.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm cho sinh viên 

Có nhiều bạn sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập cũng như trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân. Tuy nhiên, phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm một cách rõ ràng cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nó trong cuộc sống ngày nay của chúng ta. Vì thế nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ mang đến cho mình nhiều cơ hội hơn, quan điểm này không sai nhưng sẽ là chưa thực sự đủ. 

Kỹ năng mềm cho sinh viên nhất thiết phải được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. 

Kỹ năng mềm quyết định chân dung của các bạn sinh viên. Các bạn là ai? Làm việc như thế nào? 

Dù bạn ở đâu hay làm công việc gì thì kỹ năng mềm cũng đều rất cần thiết, vì vậy, kỹ năng mềm chúng ta có thể gọi là kỹ năng tổng quan.

Ngày nay, tầm quan trọng của các kỹ năng mềm đã được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp của mỗi người chúng ta. Các nhà tuyển dụng sẽ chỉ muốn làm việc với một người có tinh thần làm việc cao, chí tiến thủ mạnh mẽ và ham học hỏi nhiều hơn là một nhân viên lành nghề không có động lực cố gắng. Thực tế đã chỉ ra rằng: “Người thành đạt chỉ có 25% là kiến thức chuyên môn, còn 75% còn lại do kỹ năng mềm được trang bị”.

3. 11 kỹ năng mềm cho sinh viên cực cần thiết  

3.1 Kỹ năng giao tiếp 

Người xưa có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Một trong những điều kết nối con người lại với nhau chính là lời ăn tiếng mỗi ngày. Đó chính là ấn tượng đầu tiên mỗi khi chúng ta gặp nhau. Vì vậy mà giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất kể cả trong công việc lẫn cuộc sống. Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Giao tiếp tốt chính là chìa khóa mang đến 85% thành công trong công việc của chúng ta. Trong cuộc sống, mỗi ngày chúng ta thường xuyên cần phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng khác nhau. Sự tinh tế và khéo léo trong cách ứng xử với mọi người sẽ giúp chúng ta có thể đạt tới một nghệ thuật giao tiếp. 

3.2 Kỹ năng tự nhận thức 

Tự nhận thức về bản thân mình cũng chính là kỹ năng mà mỗi người cần phải có. Việc tự nhận thức mình là ai, cần làm gì và phải sống thế nào, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có thể khắc phục hoặc phát huy để bản thân có thể hoàn thiện hơn mỗi ngày là điều thực sự rất quan trọng. Điều này có thể giúp chúng ta xác định được vị trí của mình trong xã hội cũng như những giá trị của chính mình. Từ đó giúp bản thân có thể điều chỉnh phù hợp và tốt hơn. 

Kỹ năng này sẽ giúp sinh viên có thể định hình bản thân mình, có trách nhiệm với chính mình cũng như tìm kiếm hướng phát triển tốt nhất và phù hợp với chính mình. 

3.3 Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp 

Dù ở vị trí nào, lĩnh vực gì thì chúng ta đều cần có mục tiêu cho mình để hành động. Mục tiêu chính là điều tạo nên động lực để mỗi người có thể phấn đấu, nỗ lực vươn lên để có thể hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. 

Khi xác định được mục tiêu sẽ giúp chúng ta sống có mục đích hơn, có niềm tin vào cuộc sống. Ngược lại sẽ làm cuộc sống trở nên vô vị. 

Xác định mục tiêu chính là kỹ năng mềm cho sinh viên giúp họ có biết được bản thân mong muốn gì và có thể vạch ra những bước đi cụ thể cho cuộc đời của mình. Từ đó, lên kế hoạch rạch ròi cho những dự định của mình. Điều đó cũng giúp họ sống có kế hoạch và tích cực hơn. 

3.4 Kỹ năng đưa ra quyết định và xử lý vấn đề 

Khi đứng trước những lựa chọn trong cuộc sống, công việc, học tập,…chắc chắn chúng ta sẽ có rất nhiều lần phải đưa ra quyết định cũng như tự xử lý những vấn đề mà mình gặp phải. Trước những sự lựa chọn đó, chúng ta cần biết phân tích và đưa ra những quyết định phù hợp để có thể giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất.

Việc đưa ra quyết định không phải lúc nào cũng dễ thực hiện được. Nó đòi hỏi sự suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. 

Đây cũng là kỹ năng mềm cho sinh viên cần cần thiết để có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn phương pháp học, trong các mối quan hệ cuộc sống tình yêu – tình bạn, sự lựa chọn về công việc sau khi ra trường. 

3.5 Kỹ năng làm việc nhóm 

Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều này chỉ đến sự đoàn kết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên sức mạnh và thành công. Trong cuộc sống và công việc cũng vậy. Sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau luôn giúp chúng ta có thể hoàn thành tốt và hiệu quả hơn trong một số trường hợp cần đến sự giúp đỡ của người khác. 

Là một sinh viên thì chắc chắn các bạn sẽ phải làm việc. học việc nhóm và cộng sự của mình. Chính vì vậy sở hữu kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi làm việc chung mà không xảy ra tình trạng làm mất hòa khí chung. 

Sau khi các bạn sinh viên ra trường, chắc chắn nhà tuyển dụng cũng sẽ cần những ứng viên biết cách phối hợp với các nhân sự khác một cách nhịp nhàng để hoàn thành công việc. Vì vậy các bạn sinh viên cũng cần lưu ý về kỹ năng này nhé. 

3.6 Kỹ năng thuyết trình 

Trường đại học chính là môi trường mở cho các bạn sinh viên có thể tự do thể hiện và khẳng định bản thân, qua đó cũng trau dồi và học hỏi thêm mỗi ngày. Với hàng loạt những bài báo cáo, tiểu luận mà các giảng viên đã giao cho. Tất nhiên để có thể đạt được điểm cao bạn cần có khả năng thuyết trình cho thầy cô và nhiều bạn khác cùng nghe về bài làm của mình. 

Làm thế nào để thuyết trình trôi chảy, tự tin và có thể thuyết phục thì đó chính là kỹ năng thuyết trình. Có kỹ năng này, các bạn có thể vượt qua rào cản về nỗi sợ đám đông và có đủ sự tự tin để trình bày nội dung thuyết trình một cách trôi chảy, hứng thú và ấn tượng. Điều này đòi hỏi sự rèn luyện, học hỏi và thực hành cũng như rút kinh nghiệm cho bản thân mình tiến bộ và ngày càng tốt hơn.  

3.7 Kỹ năng lắng nghe và học hỏi 

Trong cuộc sống nhu cầu được lắng nghe của con người là rất lớn. Việc biết lắng nghe người khác sẽ giúp chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống xung quanh. Người biết lắng nghe cũng sẽ gặt hái được sự thành công nhất định. Dù đó là lời khen hay chê thì cũng sẽ đều có những lợi ích nhất định, giúp ta nhìn nhận và tự đánh giá bản thân mình.

Kỹ năng lắng nghe và học hỏi chính là một cách kiểm soát bản thân hữu hiệu, giúp chúng ta có thể khắc phục những hạn chế của bản thân, phát huy những điểm tốt và ngày càng được trau dồi và hoàn thiện mình hơn. 

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Vì thế, để có thể tăng chỉ số ghi nhớ khi lắng nghe này, sinh viên cần phải học cách lắng nghe và học hỏi từ những lời nói của những người xung quanh mình. Biết chắt lọc và lĩnh hội những điều cần thiết cho mình, đặc biệt là những kinh nghiệm quý báu từ những người tài giỏi, có chuyên môn.

3.8 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, hành vi 

Cảm xúc chính là linh hồn sống trong mỗi con người. Nó quyết định đến thái độ, lời nói cũng như hành vi cử chỉ của chúng ta. Chính vì vậy, kỹ năng kiểm soát cảm xúc có vai trò rất quan trọng. Một người thành công chính là một người không để cảm xúc xen lẫn vào công việc và điều khiển mình. 

Bởi lẽ, cảm xúc tiêu cực cũng sẽ gây ra những lời nói hay hành vi tiêu cực, thậm chí là dẫn đến những hậu quả rất khó lường. Vì vậy,ngay từ bây giờ các bạn sinh viên hãy tập cách kiềm chế cảm xúc của mình để có thể bình tĩnh suy nghĩ thấu đáo mọi việc trước khi đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp những vấn đề xung quanh. Đó cũng là một cách để chúng ta có thể duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.

3.9 Kỹ năng sáng tạo 

Cũng giống như sự tự tin ở mỗi người, sáng tạo chính là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng. Có khả năng sáng tạo, chúng ta sẽ bẻ gãy tư duy đóng khung (fixed mind), từ đó luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề và từ đó có thể chủ động giải quyết một cách hiệu quả hơn. 

Đặc biệt, trong thời đại 4.0, công nghệ và con người luôn không ngừng vận động, phát triển thì việc rèn luyện kỹ năng sáng tạo là vô cùng cần thiết. Đó chính là cách để chúng ta phát triển bản thân theo hướng toàn diện hơn.

3.10 Kỹ năng phản biện 

Kỹ năng phản biện thực sự cần thiết với quá trình học tập và trau dồi bản thân của mỗi sinh viên nói riêng. Tư duy phản biện chính là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá các thông tin theo cách nhìn khác của vấn đề đặt ra và cần được làm sáng tỏ, nhằm khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện một cách rõ ràng, logic với đầy đủ các bằng chứng khách quan và công tâm. 

3.11 Kỹ năng thích nghi nhanh 

Cuộc sống ngày nay luôn phát triển không ngừng, xoay chuyển cùng với sự vận động của kinh tế, xã hội, công nghệ. Nhịp sống thời hiện đại đang cực kỳ gấp gáp.  Những phát minh, tiến bộ mới công nghệ đang làm thay đổi cuộc sống của chúng ta  từng ngày. 

Đặc biệt với các công ty khởi nghiệp đang ngày càng xuất hiện nhiều và phát triển tại Việt Nam (Cốc Cốc, Grab, VNG, VC Corp, Foody, Tiki,…)  thì khả năng linh hoạt và thích nghi với cái mới luôn là yêu cầu tiên quyết mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Chính vì vậy, khả năng thích nghi nhanh sẽ giúp các bạn sinh viên có thể dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc sau khi ra trường.

4. Làm sao để rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên

Các bạn sinh viên trước hết cần xác định rõ được công việc mà mình mong muốn thực hiện sau khi ra trường. Từ đó phân tích đối với công việc đó thì đâu là những kỹ năng cứng hay kỹ năng mềm cần thiết cho mình. Ví dụ nếu là vị trí nhân viên văn phòng kinh doanh thì những kỹ năng như giao tiếp, thuyết phục khách hàng là thực sự cần thiết để các bạn có thể trau dồi cho mình. 

Đồng thời, bạn cần xác định rõ được những điểm mạnh, điểm yếu hay những mặt đang thiếu hụt của mình để có thể trau dồi và phát triển thêm. Các bạn cần có sự nỗ lực mỗi ngày để có thể phát triển được những kỹ năng này cho mình. 

Và hầu như các kỹ năng đều có ích cho cuộc sống và công việc của mình. Ngoài những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc thì bạn nên trang bị cho mình thêm những kỹ năng khác để có thể phát triển hơn nữa trong cuộc sống cũng như thăng tiến trong công việc sau này. 

Với sinh viên hiện nay, các bạn cũng sẽ được học một số kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo kỹ năng mềm của trường. Tại đây, sinh viên sẽ được tư vấn để chọn lọc những kỹ năng cần thiết cũng như phù hợp với bản thân và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Trường học cũng được thiết kế rất link hoạt về thời gian, địa điểm, giáo trình,… nhằm tạo điều kiện để sinh viên có thể học tập và đạt kết quả cao. 

Những kỹ năng trên đều là những kỹ năng mềm cho sinh viên quan trọng và cần thiết nhất trong cuộc sống cũng như công việc của chúng ta. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và có nhiều thời gian hơn, bạn hãy ra sức học hỏi và trau dồi cũng như rèn luyện những kỹ năng đó cho mình. Đó chính là hành trang mà bạn cần để có thể chuẩn bị để đạt được thành công trong tương lai.

Xem thêm: Kỹ năng sống là gì? Tầm quan trọng và những kỹ năng sống

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers