• .
adsads
11 loi khi viet cv thuong gap
Lượt Xem 245

Tầm quan trọng của cv xin việc

Trong bộ hồ sơ xin việc, CV rất quan trọng không thể thiếu bởi đưa ra cái nhìn khái quát, tổng quan nhất  như các thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việcvề ứng viên. Đây cũng là những tiêu chí quan trọng hàng đầu của nhà tuyển dụng

CV quá dài

Thư xin việc không phải là bài luận một trang với 500 từ. Đừng “ru ngủ” nhà tuyển dụng, điều đó chỉ khiến bạn dễ dàng bị từ chối nhiều hơn.

Lời khuyên: Ngắn gọn và súc tích là hai yêu cầu chuẩn mực. Hãy viết thư xin việc có độ dài vừa phải khoảng nửa trang A4 (250 từ), trình bày những chi tiết cô đọng nhất, đừng viết lan man dài dòng, nhưng vẫn phải thể hiện được vị trí bạn đang ứng tuyển, lý do nhà tuyển dụng nên chọn bạn, những cống hiến của bạn ở vị trí này.

Tẻ nhạt và “theo công thức”

Hầu hết các thư xin việc đều có cùng 1 kiểu mẫu: “Tôi rất yêu thích công việc mà công ty đang tuyển dụng, tôi hy vọng được ứng tuyển vào vị trí này”.Từ ngữ khô khan, rập khuôn, không tự nhiên sẽ làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy thư xin việc của bạn không thành thật, thậm chí rất máy móc. Họ sẽ không đánh giá cao một ứng viên thiếu sự đầu tư, chăm chút cho cơ hội nghề nghiệp của bản thân.

Lời khuyên: Hãy sáng tạo và thể hiện mình. Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản: “Tôi rất vui khi ứng tuyển vào vị trí ABC của công ty XYZ”. Tránh dùng từ địa phương, gây khó hiểu và thậm chí khó phát âm khi gửi thư cho nhà tuyển dụng.

Thiếu thành thật

Đa số các ứng viên chỉ soạn một mẫu CV xin việc duy nhất và nộp cho hàng loạt các công ty khác nhau, bằng cách thay đổi tên doanh nghiệp, chức danh tương ứng. Điều này không giúp nhà tuyển dụng thấy được nhiệt huyết của ứng viên cho vị trí đang ứng tuyển.

Lời khuyên: Nhấn mạnh đam mê của bạn đối với công việc và công ty, bằng cách nghiên cứu tầm nhìn, sứ mệnh, cách thức họ xây dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh và văn hóa của công ty, đặc biệt là công việc và bộ phận mà bạn đang ứng tuyển. Hãy khéo léo thể hiện sự quan tâm của bạn bằng những ý tưởng cho sự phát triển của công ty. Đây là cách tốt để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Thiếu thể hiện bản thân

Hãy loại bỏ ngay những câu chữ thiếu tự tin trong thư xin việc của bạn :

  • Có lẽ tôi không phải là ứng cử viên đủ điều kiện nhất …
  • Tôi chắc rằng bạn có nhiều ứng viên đủ điều kiện hơn tôi, …
  • Hãy cho tôi một cơ hội để chứng minh bản thân mình…

Lời khuyên: Năng lực chỉ trở nên quan trọng khi nó thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng: bạn là người phù hợp cho vị trí mà họ đang cần. Hãy nhấn mạnh khả năng và trình độ của bạn, nêu bật điểm mạnh của bản thân đáp ứng được những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng mong muốn.

Nghỉ cho sự phát triển của công ty hơn là bản thân

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao và mong muốn tìm được những ứng viên đóng góp cho sự phát triển của công ty hơn là tìm công ty thích hợp để phát triển giá trị bản thân. Chắc hẵn bạn đã từng nghe câu nếu muốn tìm được công việc với mức lương hấp dẫn trước hết hãy làm cho bản thân trở nên có giá trị.

Lời khuyên: Đặt câu hỏi: Dựa vào học vấn và kinh nghiệm của mình, bạn có thể vượt qua những thách thức của vị trí này như thế nào? Kế hoạch của bạn là gì để công việc của mình phát triển tốt hơn?  Bạn có thể đưa ra những ý tưởng đột phá nào để giúp công ty phát triển?. Hãy cố gắng thể hiện khả năng phù hợp với công việc, tập trung vào giá trị mang lại cho công ty chứ không phải giá trị phục vụ nhu cầu của bạn. Chỉ bằng cách này, thông điệp của bạn mới có thể trở nên “nổi bật” trong mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Đề cập những thông tin không liên quan

Tránh đề cập đến những sở thích và phẩm chất cá nhân không liên quan đến công việc như: kinh nghiệm du lịch, tôn giáo, tình trạng hôn nhân,…Có thể bạn cho rằng những việc đó sẽ làm nổi bật cá tính của mình, nhưng sự thật đây là những thông tin không thuyết phục, thậm chí nhà tuyển dụng có thể thẳng tay loại bỏ ngay hồ sơ của bạn.

Lời khuyên: Chỉ nói về những kinh nghiệm và kỹ năng giúp bạn thành công trong công việc mà bạn đang ứng tuyển. Dùng từ ngữ thuyết phục và đưa ra bằng chứng cụ thể thay vì viết “tôi làm việc chăm chỉ”. Chỉ viết một trang với những thông tin cần thiết, giá trị chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc viết dài dòng những thông tin không liên quan.

Đề cập quá nhiều các thành tích học tập của bản thân

Mọi người ai cũng tự hào về những thành tích đã được trong suốt quãng thời gian học tập. Tuy nhiên, những thông tin về điểm trung bình của bạn, bài luận án tốt nghiệp,.. có thật sự phù hợp với nội dung của CV xin việc? Nó có làm tăng giá trị của bạn hay không? Hãy cân nhắc kỹ khi bạn muốn đưa “thông tin bổ sung” này vào CV xin việc.

Lời khuyên: Chỉ nói về các hoạt động bên trong lẫn bên ngoài trường học giúp bạn có được những kỹ năng liên quan đến công việc; đặc biệt là những kỹ năng mềm mà bạn đã tích lũy được như: kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, khả năng thích nghi với những môi trường làm việc khác nhau. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy những điều bạn học từ thực tế giá trị hơn cả bằng cấp mà bạn có.

CV viết sai chính tả [viết mới]

Một trong những sai lầm tồi tệ nhất khi viết CV là viết sai chính tả. CV được xem là bản tóm tắt sơ yếu lý lịch được viết sao cho thể hiện sự nhiệt huyết, hoàn hảo của ứng viên. Những lỗi chính tả trong CV của bạn có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chưa nghiêm túc với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

CV viết sai chính tả

Lỗi chính tả là lỗi sai tối kỵ trong một CV

Sử dụng những từ ngữ mang tính tiêu cực

Khi viết CV hãy tránh những từ tiêu cực và vô vọng như “Đây là đơn xin việc thứ 9 của tôi ứng tuyển.” Nhà tuyển dụng không hứng thú với những ứng viên thiếu năng lượng và sự tự tin.

Ngoài ra, những cụm từ mà nhà tuyển dụng có thể coi là kiêu ngạo và tin tự thái quá, chẳng hạn như “Công ty của bạn sẽ hối tiếc khi bỏ qua một nhân viên tài năng như tôi”, chúng sẽ không mang đến hiệu quả. Thay vào đó, hãy liệt kê thành tích của bạn để cho họ thấy lý do tại sao bạn có thể “làm việc” với họ.

Viết sai tên nhà tuyển dụng

Nhiều ứng viên rơi vào tình huống dở khóc dở cười như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Vì vậy, nếu bạn rải sơ yếu lý lịch của mình ở nhiều nơi cùng một lúc, hãy lưu ý rằng bạn hãy viết đúng tên của nhà tuyển dụng. Lỗi này này là điều cơ bản và cấm kỵ nhất. Nếu bạn ứng tuyển vị trí Công ty A nhưng nội dung và vị trí lại là Công ty B, thì chắc chắn bạn sẽ bị đánh trượt ngay vòng gửi xe. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không tôn trọng họ.

Sử dụng mail không chuyên nghiệp

Sẽ thật ngớ ngẩn nếu bạn cẩn thận tạo ra một bản CV thật hoàn hảo và chuyên nghiệp, sau đó gửi nó với một địa chỉ email siêu dễ thương. Nhà tuyển dụng của bạn sẽ ngay lập tức bỏ qua bạn mà không cần nhìn lại, vì không thể làm việc với những người không chuyên nghiệp như vậy. Bởi đây là lỗi sai cơ bản nhất khi đi xin việc.

Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng địa chỉ email bao gồm tên bạn và nghề nghiệp. Những email như vậy thể hiện tính chuyên nghiệp và cho thấy bạn nghiêm túc với công việc của mình. Những điều này cho thấy bạn là một người cẩn thận trong giao tiếp và quan trọng nhất là nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rằng bạn tôn trọng họ.

Sử dụng mail không chuyên nghiệp

Sử dụng mail không chuyên nghiệp sẽ gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng

Tầm quan trọng của CV xin việc đã được VietnamWorks chia sẻ trên đây. Ngoài ra bạn cần lưu ý một số lỗi cần tránh khi viết CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hy vọng những điều hữu ích này sẽ giúp bạn tạo ra một CV hoàn hảo và tăng cơ hội được tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan

[RECAP] TỌA ĐÀM "XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP”

Tọa đàm “Xu hướng thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp” được tổ chức bởi VietnamWorks cùng với Trường Đại học Phenikaa vào...

[RECAP] WORKSHOP: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp

Như thế nào là một lộ trình phát triển sự nghiệp tốt luôn là nỗi lòng băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay....

[RECAP] WEBINAR: Bí kíp "dễ thở" nơi công sở dành cho Newbie

Newbie mới ra trường và gia nhập vào môi trường công sở thường dễ bị “ngộp” vì có nhiều quy tắc, yêu cầu cần phải...

6 điều nan giải người đi làm trăn trở cho hành trình tìm kiếm công việc mới

Tìm kiếm công việc mới có thể đem đến nhiều thách thức và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn 6...

"Anh/chị sẽ liên lạc với em sau" và 4 dấu hiệu cho thấy hồ sơ của bạn đang nằm trong "đội dự bị" với nhà tuyển dụng

Bạn đã gửi hồ sơ xin việc và ngồi chờ phản hồi từ nhà tuyển dụng. Mỗi giây trôi qua, bạn cảm thấy hồi hộp,...

Bài Viết Liên Quan

[RECAP] TỌA ĐÀM "XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP”

Tọa đàm “Xu hướng thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp” được tổ...

[RECAP] WORKSHOP: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp

Như thế nào là một lộ trình phát triển sự nghiệp tốt luôn là nỗi...

[RECAP] WEBINAR: Bí kíp "dễ thở" nơi công sở dành cho Newbie

Newbie mới ra trường và gia nhập vào môi trường công sở thường dễ bị...

6 điều nan giải người đi làm trăn trở cho hành trình tìm kiếm công việc mới

Tìm kiếm công việc mới có thể đem đến nhiều thách thức và lo lắng....

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers