• .
adsads
Untitled design 218
Lượt Xem 11 K

Bạn click chuột vào Google để tìm kiếm lời khuyên về cách tìm việc, và bạn nhận được vô số các bài báo, podcast, những bài đăng trên LinkedIn mà phải mất hàng giờ mỗi ngày mới có thể thực hiện được hết những mẹo đó.

Một vài trang gợi ý về việc dày công tạo ra một dự án để “làm cho mình đủ giá trị” cho công ty đó. Một vài trang khác lại nói rằng bạn nên liên lạc với 100 người mỗi tuần cho đến khi nhận được một lời đề nghị làm việc.

Đối với hầu hết chúng ta, việc tìm kiếm công việc tốn quá nhiều công sức như vậy là một điều khá là bất khả thi.

Nhiều người không có quá nhiều thời gian rảnh rang để tìm việc. Thực tế là, dù bạn có được gọi đến để mời phỏng vấn thì cũng mang lại khá nhiều phiền toái, nhất là khi bạn phải xin nghỉ phép một ngày ở công ty đang làm, hoặc phải nhờ ai đó đón bọn trẻ tan học.

Trái với quan niệm của nhiều người, tìm việc làm không giống như đi đến phòng tập gym mỗi buổi tối sau giờ làm. Nó không thuộc dạng khó khăn nhưng đáng để làm; nó chỉ đơn thuần là một việc khó nhằn mà thôi. Hoặc là bạn nhận được lời hồi đáp từ nhà tuyển dụng và được xếp lịch phỏng vấn, hoặc là không. Bạn sẽ phải cật lực tìm kiếm hàng tháng trời, và nhận ra rằng mình cứ mãi dậm chân tại chỗ.

Bỏ nhiều thời gian ra làm bất kì điều gì trong hàng tháng trời, chắc chắn rằng, bạn cũng sẽ cảm thấy kiệt sức mà thôi!

Tuy nhiên, với tư cách là người đồng sáng lập và CEO của Edvo – một nền tảng giúp các ứng viên tìm việc dễ dàng và thăng tiến trong nghề nghiệp – tôi biết rằng tìm việc không cần thiết phải là một thứ bạn phải làm cả ngày, chồng chất với các dự án không công và hàng giờ đồng hồ vô ích. Bạn không cần phải làm 80 tiếng một tuần chỉ để tìm được một vị trí thích hợp. Bạn cần có óc phán đoán, biết tư duy phân tích, và cộng thêm một chút thận trọng.

Dưới đây là ba mẹo giúp bạn vượt qua cơn ác mộng tìm kiếm việc làm không có hồi kết của mình:

 

1. Bắt đầu bằng việc dành thời gian ưu tiên, xem việc gì đem lại nhiều kết quả khả thi nhất ở thời điểm hiện tại

Khi tìm việc, ai cũng muốn tập trung chú trọng vào các phương pháp hiệu quả và khẳng định bản thân một cách tốt nhất.

Ngưng đổ toàn bộ thời gian và công sức vào tìm việc: đây là 3 cách tìm việc đúng đắn

Đối với những người mới bắt đầu, nếu bạn nhìn vào những số liệu tuyển dụng, bạn sẽ nhận ra rằng các công ty tuyển người chủ yếu là thông qua các mối quan hệ đồng nghiệp hay bạn bè, người thân. Trong thực tế, phần lớn các công ty luôn ưu tiên những ứng viên đã được quen biết trước cả khi họ tự nộp đơn xin việc. Hơn hết, những công ty này sẽ đưa ra sự khuyến khích – từ $500 cho đến $5,000 – cho những ai giới thiệu được ứng viên được trúng tuyển.

Thay vì bỏ ra hàng tiếng đồng hồ nghiên cứu tỉ mỉ trên các trang mạng tuyển dụng, hãy tập trung vào việc củng cố những mối quan hệ nội bộ trong công ty.

Xây dựng được mối quan hệ với ai đó trong nội bộ công ty là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian hơn trước cả khi bạn hỏi xin bất kì điều gì từ họ. Nhưng nếu công ty có phần thưởng khuyến khích, nhân viên đó có khả năng cao là sẽ chủ động tiến tới và làm quen với bạn trước. Và nếu họ cảm thấy bạn phù hợp với công việc, có thể họ sẽ ứng cử bạn với giám đốc nhân sự đấy.

Đó là lí do tại sao ưu tiên các mối quan hệ và hiểu được tầm quan trọng của các chương trình tuyển dụng nội bộ là cách tận dụng thời gian tốt nhất cho công cuộc tìm việc của bạn.

 

2. Nghiên cứu về những gì quan trọng nhất – kĩ năng xây dựng mạng lưới quan hệ

Cho là bạn đang tìm việc và “rải” 100 đơn mỗi buổi tối. Bạn cảm thấy hài lòng, và với mật độ như vậy, bạn cho là việc nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng chỉ còn là vấn đề về thời gian.

Thực tế là, bạn đang phí hoài thời gian của mình mà không nhận về được kết quả như ý.

Đó là bởi vì ở bảng tuyển dụng – trang mạng cung cấp rất nhiều loại thông tin với sự đầu tư về thời gian ít ỏi thì thiếu hiệu quả. Bạn chỉ đơn giản là đăng tải hồ sơ xin việc rồi click chọn vào chữ “Ứng tuyển” là xong. Bạn sẽ không có bất kì sự liên kết nào với nhà quản lí nhân sự cả.

Nếu bạn muốn giảm bớt khối lượng thời gian dành ra để tìm kiếm một vị trí phù hợp, bạn cần phải cắt giảm thời gian bạn dành cho các trang mạng xã hội. Và thay vào đó, hãy sử dụng kĩ năng tạo dựng các mối quan hệ.

Ngưng đổ toàn bộ thời gian và công sức vào tìm việc: đây là 3 cách tìm việc đúng đắn

Tạo dựng mối quan hệ dĩ nhiên là tốn nhiều thời gian hơn vì bạn phải có những nghiên cứu cũng như biết cách giao tiếp cần thiết; tuy nhiên, những gì bạn thu hoạch được sẽ nhiều hơn so với các trang mạng tuyển dụng.

Hãy nghĩ như thế này: Nếu bạn liên hệ nói chuyện với 10 người và có một người trả lời, tỉ lệ có được cuộc đối thoại là 10%. Nếu bạn “rải” 100 lá đơn và có một công ty hồi âm, tỉ lệ lúc này là 1%. Bây giờ, hãy nhớ rằng, tuyển dụng thông qua quen biết nội bộ sẽ có cơ hội được trúng tuyển là vô cùng cao. Khả năng cao không chỉ bạn nhận được hồi âm thông qua việc tạo dựng các mối quan hệ, mà những lời hồi âm đó cũng có khả năng cao dẫn đến công việc tương lai của bạn đấy.

 Khi bạn bắt đầu tìm kiếm việc làm một cách có khoa học và phân tích tỉ mỉ hơn, bạn sẽ càng có năng suất và đủ năng lực để đạt được công việc mà mình hằng mong ước một cách nhanh chóng hơn.

 

3. Đừng ngần ngại đẩy lùi đi những việc gì bạn cho là đang phí hoài thời gian của mình

Khi bạn đang trên con đường tìm việc, nhận được cuộc hẹn phỏng vấn, đặc biệt là buổi phỏng vấn thứ hai và thứ ba, là một cảm giác vô cùng vui sướng.

Vấn đề ở đây là, có rất hiếm công ty nào mà tối ưu hóa quy trình phỏng vấn của họ để chú tâm hơn đến thí sinh. Những công ty thường dành ra cả một ngày cho việc phỏng vấn, cho các ứng viên gặp gỡ những nhà phỏng vấn khác nhau để xem ai là người phù hợp nhất. Mặc dù đó là cách để thí sinh hiểu thêm về công ty, việc này cũng tiêu tốn kha khá thời gian của họ.

Là một ứng viên, bạn phải quyết định xem buổi phỏng vấn theo phong cách chạy “marathon” đó có đáng – hay thậm chí là có thể – xin nghỉ một ngày làm việc hay không.

Bạn phải tự hỏi chính mình một cách chân thật nhất: Liệu rằng đó có phải là thời cơ chín muồi của mình không?

Nếu bạn chưa đủ thuyết phục rằng công ty đó sẽ đưa ra quyết định ngay sau buổi phỏng vấn, đừng ngần ngại yêu cầu một cuộc gọi 15 phút với nhà tuyển dụng. Chỉ đơn giản nói với họ rằng vì bạn đang phải làm công việc hiện tại, và bạn phải xin nghỉ nguyên một ngày cho buổi phỏng vấn. Sau đó, hãy hỏi thêm về tiến trình phỏng vấn sẽ diễn ra như thế nào, bạn sẽ nói chuyện với ai, các bước tiếp theo ra sao, và ý định của công ty đối với buổi phỏng vấn này là gì?

Nếu bạn cảm thấy ổn với cuộc điện thoại vừa rồi, vậy thì bạn nên hi sinh một ngày phép của mình để tới buổi phỏng vấn. Nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn, chí ít bạn cũng đã không mất đi một ngày làm việc của mình nhờ vào 15 phút gọi điện ấy.

Vì vậy, để có thể thành công trên bước đường chinh phục công việc mà bạn mơ ước, hãy thử nhìn mọi thứ qua con mắt tinh tường và tỉ mỉ hơn. Và, cái khoảnh khắc mà bạn bắt đầu có thể tự mình phân tích tốt mọi việc, cũng là khoảnh khắc bạn lấy lại được thời gian đã dành ra cho nó – kiểm soát tốt, tìm việc với một chủ đích rõ ràng, khoa học; công việc ấy dường như đã nằm gọn trong tầm tay bạn rồi đấy!

 

— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers