adsads
Shutterstock 2174655183 1
Lượt Xem 818

Khó khăn trong công việc

Nhiều nhân viên cho biết rằng họ không muốn gắn bó với công ty không biết san sẻ và thờ ơ với công việc của nhân viên. Nhân viên thường sẽ không chia sẻ với người quản lý của mình về vấn đề công việc, họ có thói quen ôm đồm, tự mình giải quyết khó khăn và chịu đựng stress vì sợ sếp đánh giá thấp. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra các hệ lụy như làm việc quá sức, căng thẳng tâm lý, làm giảm hiệu suất lao động và có tâm trạng oán trách với công ty, doanh nghiệp.

Do đó, nếu bạn là sếp, bạn hãy luôn dành thời gian để hỏi nhân viên về những vấn đề họ đang gặp phải trong công việc của mình. Bạn cần chủ động trong việc tìm hiểu và lắng nghe nhân viên chia sẻ về những khó khăn họ mắc phải trong công việc. Để khi cần thiết, bạn có thể giúp họ đưa ra phương án giải quyết. Nhiều khi, được cấp trên quan tâm, lắng nghe là nhân viên sẽ cảm thấy bớt chút áp lực và cố gắng làm việc hiệu quả hơn.

Chia sẻ những thành quả trong công việc

Có rất nhiều cách để kích thích năng suất làm việc của nhân viên, cách hiệu quả nhất chính là chia sẻ những thành quả và những niềm vui mà đội nhóm đã đạt được trong thời gian vừa rồi. Những cuộc trò chuyện về những điều tích cực không chỉ có ích cho nhân viên của bạn mà còn giúp cải thiện tâm trạng của chính người quản lý, làm giảm thiểu sự tiêu cực của đội nhóm.

Việc sếp ghi nhận những thành tích của từng cá nhân, tập thể là một động lực để nhân viên tiếp tục cố gắng hơn nữa để gặt hái những kết quả tốt hơn trong tương lai. Đồng thời, sếp cũng là người truyền cảm hứng cho nhân viên, những niềm cảm hứng đó sẽ giúp nhân viên cố gắng làm việc và phát triển tốt hơn mỗi ngày.

Tiến độ công việc

Trong công việc luôn có những rủi ro tiềm ẩn bất ngờ, vì thế, đứng ở trên cương vị là sếp, bạn cũng cần bám sát tình hình, tiến độ làm việc của mọi người. Nếu như, bạn không nắm rõ được tình hình công việc ra sao, chỉ cần một nhân viên gặp vấn đề mà bạn không phát hiện ra kịp sẽ khiến cho cả hoạt động của nhóm bị ngưng trệ. Mặt khác, việc quan tâm sát sao và đốc thúc của sếp cũng sẽ khiến nhân viên có tinh thần làm việc hơn.

Đặc biệt, trong quá trình làm việc, sếp cũng nên cố gắng khuyến khích nhân viên sáng tạo trong công việc. Dù là nhân viên ít kinh nghiệm hay làm việc lâu năm, họ đều có những cách nhìn và quan điểm khác biệt trong công việc. Vậy nên, nếu bạn là sếp của một nhóm, đừng quá độc đoán thể hiện uy quyền của mình, hãy tạo không gian khuyến khích nhân viên sáng tạo và đưa ra những ý kiến mới mẻ của họ. Và, hãy cố gắng hỗ trợ nhân viên của mình để cải thiện mối quan hệ của cả hai tốt hơn.

Ngoài ra, bất cứ ai cũng mong muốn có một kế hoạch rõ ràng, nhất là đối với nhân viên, họ không thể làm việc ở trong trạng thái mơ hồ suốt được. Vì thế, với cương vị là người quản lý, bạn cũng nên công khai chia sẻ những kế hoạch, định hướng rõ ràng của đội nhóm và những thay đổi sắp tới. Điều này, giúp nhân viên hiểu rõ về phương hướng và nhiệm vụ sắp tới của họ. Điều này giúp cho họ có được sự chuẩn bị kỹ càng hơn trong công việc.

Những suy nghĩ của nhân viên trong công việc

Để một tập thể tiến xa và phát triển hơn so với hiện tại, thì cần có sự gắn kết sức mạnh từ một tập thể. Nếu chỉ có một vài cá nhân đồng lòng thì sẽ khó đạt được kết quả tốt. Trong môi trường công sở, có một số nhân viên vì cả nể đồng nghiệp nên đã bỏ qua những sai sót và khuyết điểm trong công việc và không lên tiếng.

Vì thế, người quản lý cũng cần chú ý tới những điểm khác thường đó, bạn cần dò hỏi ý kiến của nhân viên về những người đồng nghiệp xung quanh họ. Điều này không chỉ giúp bạn biết được những câu chuyện xảy ra ở trong chính văn phòng của bạn mà bạn còn biết được những vướng mắc của tập thể. Nhưng đây không phải là chuyện đơn giản, sếp cần tế nhị và khéo léo đặt những câu hỏi gợi ý. Đặc biệt, sếp cũng cần khéo léo nhận ra những tình huống các đồng nghiệp không ưa nhau và tận dụng cơ hội để “nói xấu” lẫn nhau.

Một vấn đề quan trọng không kém khi sếp trao đổi với nhân viên của mình, chính là lắng nghe họ trình bày về nguyện vọng của họ. Với bất cứ ai, sau khi trải qua một thời gian làm việc, họ đều có những mong muốn thay đổi, mong muốn sự nghiệp phát triển theo từng ngày. Người quản lý nên hỏi về kế hoạch sự nghiệp của họ. Và, dựa vào năng lực của nhân viên cùng với tình hình hiện tại, công ty có thể hỗ trợ gì phù hợp không. Điều này sẽ thể hiện doanh nghiệp coi trọng nhân viên và cũng là một trong những cách giữ chân nhân viên hiệu quả.

Trên đây, VietnamWorks vừa đưa ra những vấn đề mà sếp cần thường xuyên trao đổi với nhân viên của mình. Hy vọng, bài viết trên giúp ích cho bạn trong hành trình quản lý và cùng nhân viên chinh phục mục tiêu chung.

Xem thêm: Các cách xây dựng mối quan hệ với sếp mới

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers