adsads
Untitled design 2019 08 09T105947.123
Lượt Xem 48 K

 

Đừng biến mình trở nên xấu tính

Khi không hợp tính sếp, bạn thường có thói quen nói xấu và chê bai sếp của mình. Nhưng điều đó chẳng làm cho sếp của bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn mà ngược lại có thể vô tình trở thành một tật xấu của bạn đấy!

Hãy nhìn lại và xem mình có áp đặt ý kiến chủ quan quá nhiều lên vấn đề này không? Có đôi lúc bạn “nghiêm trọng hóa” vấn đề nên sẽ nhạy cảm hơn bình thường và cho rằng sếp thật xấu xa và tồi tệ.

 

Hãy thử thay đổi sếp

Bạn không thể thay đổi môi trường làm việc nhưng bạn có thể cải thiện mối quan hệ nếu thấy mình không hợp tính sếp. Hãy thử tìm hiểu nguyên nhân và tìm cơ hội để “giãi bày” tâm sự. Nếu bạn chọn giải pháp im lặng, “ngậm bồ hòn làm ngọt” thì không nên đâu nhé! Nếu không phải chỉ có một mình bạn gặp phải vấn đề này mà nhiều người thì sao?

Im lặng chỉ khiến bạn chịu thiệt thêm mà thôi. Mạnh dạn và thẳng thắn chia sẻ vấn đề mà bạn đang gặp phải với sếp để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Đừng quá lo nếu không hợp tính sếp. Biết đâu nhờ bạn mà sếp nhận ra điểm không phù hợp của mình và thay đổi theo chiều hướng tốt thì sao?

 

Học cách giao tiếp bằng sắc mặt

Điều này không có nghĩa là khuyến khích bạn trở thành một nhân viên nịnh bợ, gió chiều nào xoay chiều ấy nhưng bạn vẫn nên biết cách “nhìn sắc mặt” của sếp để có cách ứng xử phù hợp, khéo léo, nhất là trong hoàn cảnh mà bạn đã xác định là sẽ không hợp tính sếp.

Khi bạn học được khả năng quan sát tâm trạng, ý muốn của sếp, bạn sẽ càng biết cách xử lý tình huống, hoàn thành công việc khéo léo hơn, giảm được mức xung đột có thể xảy ra.

Đừng để sếp cản trở bạn

Một khi đã không hợp tính sếp thì mọi chuyện có vẻ trở nên khó khăn hơn và cố gắng cho nó dừng lại ở mức đó, đừng làm trầm trọng hơn. Tự thân vận động, ra sức học hỏi và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để hoàn thành các công việc được tốt hơn. Hãy chứng tỏ bạn là người nhiệt tình với công việc và đem lại nhiều giá trị cho công ty.

 

Học hỏi những gì có thể

Điều này không có nghĩa là bạn học những tật xấu của sếp mà là học cách tránh những hành vi đó. Biết đâu trong tương lai bạn cũng là sếp và những bài học khi còn là nhân viên sẽ rất có ích vào lúc này. Hãy nhớ lại và đừng bao giờ có những cách quản lý nhân viên như ông sếp trước đây của bạn.

Rất nhiều người vì không hợp tính sếp mà quyết định nghỉ việc. Trước khi quyết định điều đó hãy cân nhắc kỹ cái được và cái mất. Đừng quên rằng bạn chỉ đối mặt với sếp khi ở nơi công việc, còn khi về nhà bạn có thể tìm mọi cách để giải tỏa những căng thẳng đó. Đừng quá bận tâm mình phải làm gì khi không hợp tính sếp vì ai đó rồi cũng chỉ là người đi thoáng qua cuộc đời của bạn mà thôi. Nếu như bạn đã cố gắng rất nhiều để thay đổi mà không có kết quả khả quan thì hãy tập trung làm tốt công việc của mình thật tốt. Ông trời không phụ lòng người tài, bạn hãy tin là như thế.

–HR Insider–

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất là không lắng nghe cho đến cấp độ cao nhất hoàn toàn lắng nghe. Vậy có cách nào nhận biết sếp đang ở giai đoạn lắng nghe nào để đưa ra phương thức giao tiếp hiệu quả? Hãy cùng HR Insider tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ hiện nay, đã không còn đặt mục tiêu lương thưởng lên hàng đầu. Khái niệm Emotional Salary chỉ ra rằng, tiền bạc không phải là giá trị duy nhất mà nhiều người lao động mong muốn có được từ công việc của mình. 

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu hết dân công sở. Theo đó, thời gian phản hồi email quyết định lớn đến hiệu suất, tiến độ công việc và phản ánh phần nào sự chuyên nghiệp trong công việc. Vì vậy, muốn được đánh giá cao thì bạn không nên bỏ lỡ thông tin thú vị về 3 cấp độ phản hồi email sau đây nhé!

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối thượng” giúp bạn chiếm trọn cảm tình của đồng nghiệp và Sếp. Tuy nhiên, mỗi đối tượng chỉ hứng thú với mỗi loại chủ đề khác nhau. Bỏ túi ngay top chủ đề thú vị phù hợp nhất với đồng nghiệp nữ, đồng nghiệp nam và Sếp trong bài viết hữu ích dưới đây! 

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của bản thân. Nếu bạn đang “bóc lột sức lao động” lẫn tinh thần của chính mình thì nguồn năng lượng ấy sẽ mau chóng tiêu hao, chỉ còn lại sự mệt mỏi. Vậy nên muốn lương cao thì phải nâng cao nguồn năng lượng tích cực về cả thể chất, cảm xúc lẫn tâm trí bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất là không lắng nghe cho đến cấp độ cao nhất hoàn toàn lắng nghe. Vậy có cách nào nhận biết sếp đang ở giai đoạn lắng nghe nào để đưa ra phương thức giao tiếp hiệu quả? Hãy cùng HR Insider tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ hiện nay, đã không còn đặt mục tiêu lương thưởng lên hàng đầu. Khái niệm Emotional Salary chỉ ra rằng, tiền bạc không phải là giá trị duy nhất mà nhiều người lao động mong muốn có được từ công việc của mình. 

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu hết dân công sở. Theo đó, thời gian phản hồi email quyết định lớn đến hiệu suất, tiến độ công việc và phản ánh phần nào sự chuyên nghiệp trong công việc. Vì vậy, muốn được đánh giá cao thì bạn không nên bỏ lỡ thông tin thú vị về 3 cấp độ phản hồi email sau đây nhé!

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối thượng” giúp bạn chiếm trọn cảm tình của đồng nghiệp và Sếp. Tuy nhiên, mỗi đối tượng chỉ hứng thú với mỗi loại chủ đề khác nhau. Bỏ túi ngay top chủ đề thú vị phù hợp nhất với đồng nghiệp nữ, đồng nghiệp nam và Sếp trong bài viết hữu ích dưới đây! 

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của bản thân. Nếu bạn đang “bóc lột sức lao động” lẫn tinh thần của chính mình thì nguồn năng lượng ấy sẽ mau chóng tiêu hao, chỉ còn lại sự mệt mỏi. Vậy nên muốn lương cao thì phải nâng cao nguồn năng lượng tích cực về cả thể chất, cảm xúc lẫn tâm trí bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers