adsads
Lượt Xem 486

Công việc mới – Áp lực mới

Theo một khảo sát từ Forbes, có đến 87% người tìm việc cho biết rằng họ cảm thấy lo lắng khi bắt đầu một công việc mới, trong khi 50% người lại lo lắng đồng nghiệp và lãnh đạo mới sẽ thấy họ không đủ tiêu chuẩn. Điều này có thể ngăn cản việc mọi người rời bỏ công việc cũ và tìm một công việc mới nhằm phát triển sự nghiệp của họ. 

Thực tế thì những nỗi lo này là một tâm lý phổ biến của mọi người khi họ phải bắt đầu một điều gì đó mới. Khi chuyển việc, những lo ngại này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như là cảm giác không chắc chắn về cách thức làm việc, văn hóa công sở và mức độ thành công trong vai trò mới. Cảm giác áp lực từ việc phải chứng minh bản thân, đáp ứng các kỳ vọng của nhà tuyển dụng và đồng nghiệp mới cũng là một yếu tố gây lo lắng.

Để giảm bớt lo lắng khi bắt đầu công việc mới, bạn cần phải duy trì một tư duy tích cực, tìm hiểu về môi trường làm việc mới và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt là hãy học cách để kết nối với sếp và đồng nghiệp, vì đây sẽ là nền tảng đắc lực cho bạn thực hiện công việc tốt hơn khi tham gia một tổ chức mới. 

Làm thế nào để kết nối với sếp và đồng nghiệp hiệu quả?

Đối với lãnh đạo

Hiểu rõ sếp của mình

Để kết nối với lãnh đạo của bạn một cách hiệu quả, trước tiên bạn cần hiểu rõ vai trò và mục tiêu của người sếp đối với phòng bạn hoặc đội nhóm của bạn. Điều này có thể giúp bạn nắm bắt được những gì sếp mong đợi từ bạn nói chung và cả nhóm nói riêng, để từ đó có thể điều chỉnh phong cách và thái độ làm việc. Đồng thời, bạn cũng nên để ý đến tâm trạng của sếp. Chẳng hạn như nếu ngày hôm nay sếp của bạn có thái độ tích cực, hãy nhanh chóng báo cáo công việc và xin ý kiến, đóng góp từ sếp. Nếu chẳng may sếp không được vui vẻ trong ngày đó, bạn hãy nán lại và đợi sếp bình tĩnh để thảo luận về công việc sau.

Đảm bảo hoàn thành các yêu cầu của sếp

Khi sếp giao việc, sẽ có những đầu việc sếp cần bạn phải hoàn thành ngay và luôn. Do đó, bạn hãy ưu tiên hoàn thành những công việc này trước, rồi mới tiếp tục làm những việc ít cấp bách hơn sau. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng trong mọi tương tác với sếp, từ việc giao tiếp đến khi làm việc. Đảm bảo bạn sẽ luôn đến đúng giờ, hoàn thành công việc đúng hạn và tránh những hành động không chuyên nghiệp. 

Bạn cũng đừng ngần ngại trong việc thường xuyên trao đổi với sếp về tiến độ công việc, đưa ra những thắc mắc về các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc hoặc thể hiện ý kiến, đóng góp và đề xuất xây dựng của mình. Thái độ giao tiếp cởi mở không chỉ giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn, mà còn làm tăng mức độ tin cậy giữa bạn và sếp. 

Nắm được tác phong làm việc với sếp

Nếu sếp của bạn là người thích nhanh gọn, bạn hãy đảm bảo những cuộc họp hoặc trao đổi với sếp đều ngắn gọn nhưng vẫn đúng trọng tâm. Chẳng hạn, sếp của bạn chỉ thích những báo cáo cụ thể về con số thì bạn hãy tránh việc trình bày lan man, vòng vo mà hãy đi thẳng vào việc báo cáo kết quả. 

Ngoài ra, với cương vị của một lãnh đạo lãnh đạo, sếp cũng thường quý mến những nhân viên luôn sẵn sàng học hỏi và phát triển bản thân phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Vì thế bạn hãy thể hiện cho sếp thấy tinh thần học hỏi và luôn lắng nghe những góp ý để cải thiện bản thân. Bạn hãy luôn nhớ rằng, mối quan hệ với sếp không chỉ là về công việc mà còn là về sự tin cậy, tôn trọng và sự hiểu biết lẫn nhau. 

Đối với đồng nghiệp

Tìm hiểu về đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người sẽ đồng hành cùng với bạn trong công việc, vì vậy đừng ngần ngại trong việc xây dựng một mối quan hệ tích cực với họ. Trước hết, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về bản thân họ thông qua những sở thích cá nhân, tính cách nổi trội hoặc các dự án mà họ đang tham gia. Đừng ngần ngại hỏi về những quan điểm của họ và tìm hiểu cũng như học hỏi về kinh nghiệm và kiến thức từ họ.

Không những vậy, bạn cũng nên thường xuyên thảo luận với họ về công việc, hỏi ý kiến hoặc đánh giá từ họ cũng là một cách hay để bắt đầu cuộc thảo luận. Cũng giống như khi giao tiếp với lãnh đạo, việc giao tiếp với đồng nghiệp cũng cần bạn thể hiện sự tôn trọng thông qua lời nói, thái độ tích cực và sự lắng nghe chân thành.

Tác giả của tựa sách nổi tiếng “Đắc Nhân Tâm” – Dale Carnegie đã nói rằng: “Bạn có thể kết bạn nhiều hơn trong hai tháng bằng cách quan tâm đến người khác, hơn là hai năm cố gắng khiến người khác quan tâm đến bạn”.

Thể hiện sự chuyên nghiệp và tích cực

Trong cuốn sách “Are you fully charged?”, Tom Rath đã chia sẻ về việc chúng ta nên dành 80% thời gian tương tác một cách tích cực trong công việc, chẳng hạn như nói về những thành công và điểm mạnh của mỗi người, của đội nhóm. 20% còn lại sẽ dành cho những lĩnh vực cần cải thiện hoặc những chủ đề thách thức, khó khăn trong công việc. Theo tác giả thì những trao đổi tích cực này làm tăng khả năng giao tiếp, cộng tác và tin tưởng nhau giữa các đồng nghiệp.

Ngoài ra bạn hãy thể hiện tinh thần làm việc nhóm tích cực, luôn sẵn lòng trong việc hợp tác với các đồng nghiệp. Nếu có cơ hội, bạn có thể chủ động giúp đỡ và hỗ trợ cho đồng nghiệp của mình. Điều này có thể giúp bạn ghi điểm với họ và tạo ra một cảm giác tích cực, đồng thời phát triển một môi trường làm việc nhóm lành mạnh luôn hỗ trợ lẫn nhau. 

Tạo hoạt động ngoài giờ làm việc

Bên cạnh những trao đổi chính trong quá trình làm việc, bạn cũng có thể tự tạo cơ hội kết nối với đồng nghiệp ngoài giờ làm việc. Ví dụ cụ thể như bạn có thể mời họ cùng đi ăn trưa, hoặc ăn tối sau giờ làm. Ngoài ra, vào những ngày cuối tuần bạn cũng có thể chủ động mời những đồng nghiệp thân thiết cùng tham gia các môn thể thao như đạp xe, bơi lội hoặc đến những địa điểm thư giãn như quán cafe, thư viện, v.v. 

Không chỉ vậy, bạn cũng có thể ngỏ lời để mời họ cùng tham gia vào một dự án mới trong công việc. Sự chủ động kết nối của bạn sẽ thể hiện cho đồng nghiệp thấy bạn rất tôn trọng và có sự quan tâm nhất định đối với họ. Điều này chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp trở nên tốt đẹp và gắn bó hơn. 

Bắt đầu một công việc mới chắc chắn sẽ có những khó khăn và áp lực mới mà bạn phải đối mặt. Bên cạnh việc học hỏi để cải thiện bản thân, thì việc kết nối và tìm kiếm sự giúp đỡ từ sếp và đồng nghiệp xung quanh cũng là giải pháp tích cực để bạn có được khởi đầu suôn sẻ hơn. Đừng ngần ngại đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp và sếp của bạn nhé!.

Xem thêm: First-time Manager: Công thức tự tin trong vai trò “Quản lý mới”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers