• .
adsads
Untitled design 23
Lượt Xem 3 K

Khổng tử có câu: “ Vạn việc lớn đều bắt đầu từ những bước nhỏ nhặt nhất”. Chính vì thế, để có được một công việc tốt như mong ước, bước khởi đầu quan trọng là bạn phải hoàn thành tốt đơn xin việc của mình, biến nó trở nên ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Thế nhưng, đa phần người trẻ ngày nay lại quên mất việc trao dồi kỹ năng viết đơn xin việc dẫn đến phạm phải nhiều sai lầm đáng tiếc.

 

1/ Trang trí đơn xin tuyển dụng quá màu mè

Ông bà ta thường nói: phàm là cái đẹp sẽ dễ đi vào lòng người, cũng giống như một lá đơn xin tuyển dụng nếu được thiết kế và trang trí đẹp mắt, sáng tạo thì bạn đã chiếm được thiện cảm từ nhà tuyển dụng ngay từ lần gặp đầu tiên.

Thế nhưng, không phải đơn xin việc được trang trí quá cầu kỳ hay màu mè thì sẽ chiếm được cảm tình, bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao đơn xin việc của bạn khi nó được trình bày một cách logic, rõ ràng, có thiết kế sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo người xem không bị rối mắt hay nhàm chán.

 

2/ Sai chính tả và ngữ pháp quá nhiều trong đơn xin việc

Sai lỗi chính tả và ngữ pháp là sai lầm không thể chấp nhận trong một đơn xin việc. Điều này sẽ càng chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng không nên lựa chọn bạn vào vị trí ứng tuyển, bởi một ngay cả một bước nhỏ nhặt nhất cũng làm qua loa, sơ sài thì làm sao làm được việc lớn.

Bạn sẽ bị đi nửa số điểm nếu tính trên thang điểm 10 cho 1 đơn xin tuyển dụng bị sai chính tả và ngữ pháp.

Để tránh gặp phải vấn đề này, bạn sử dụng phần mềm kiểm tra chính tả. Nếu đơn xin việc bằng tiếng Anh thì khi viết có thể sử dụng MS Word, Writer,…và nhớ kiểm tra kỹ một lần nữa trước khi gửi đơn đi.

 

3/ Trình bày điểm mạnh và điểm yếu trong đơn xin việc

7 sai lầm mà người trẻ thường mắc phải khi viết đơn xin việc

Nhà tuyển dụng sẽ chỉ dựa trên đơn xin ứng tuyển để đánh giá phần nào năng lực của bạn khi chưa đến vòng phỏng vấn. Do đó, việc viết về những điểm mạnh, yếu của bản thân cũng là một nghệ thuật giúp nhà tuyển dụng không ngao ngán khi đọc đến phần điểm yếu.

Đa số chúng ta luôn mắc phải một lỗi chính là liệt kê những điểm yếu không có khả năng khắc phục hay sửa chữa. Điều này là không nên đối với một đơn xin việc. 

Chúng ta chỉ nên liệt kê những điểm yếu không gây ảnh hưởng đến công việc bạn đang ứng tuyển và có xu hướng khắc phục được. Chẳng hạn như: bạn ứng tuyển vào vị trí kỹ thuật viên và ghi điểm yếu là viết lách không tốt,…

Tuyệt đối đừng “vạch áo cho người xem lưng” như: bạn ứng tuyển vào vị trí kỹ thuật viên nhưng lại ghi điểm yếu là khả năng sử dụng máy móc không tốt thì chắc rằng bạn sẽ bị nhà tuyển dụng cho out ngay từ vòng giữ xe. 

 

4/ Sử dụng chung một mẫu đơn xin việc

Bạn đã bao giờ gửi cùng một mẫu đơn xin tuyển dụng cho tất cả các doanh nghiệp mà chỉ thay đổi mỗi phần tên doanh nghiệp chưa? Đây là một sai lầm lớn khiến bạn mất đi cơ hội việc làm đấy.

Doanh nghiệp sẽ cảm thấy đơn xin việc làm của bạn đại trà và không có định hướng cụ thể. Vì vậy, bạn nên thay đổi cho phù hợp với từng vị trí và doanh nghiệp nhất định để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự am hiểu và quan tâm đến vị trí này.

 

5/ Chú trọng lợi ích bản thân trong đơn xin việc

Khi viết đơn xin việc bằng tiếng anh hay tiếng việt cũng vậy, phần lớn người lao động thường đề cập đến việc “tôi thấy, tôi cảm nhận, tôi cần, mong ước của tôi là,…Thật ra, điều nhà tuyển dụng quan tâm không phải là bạn sẽ có được lợi ích gì từ công việc của họ mà là bạn có thể làm tốt bao nhiêu % với vị trí họ đang tuyển dụng.

Do vậy, bạn nên hạn chế viết dài dòng về cảm nhận hay mong muốn của bản thân. Thay vào đó, bạn nên chỉ ra những điểm khiến bạn cảm thấy mình phù hợp với vị trí tuyển dụng để thuyết phục họ.

 

6/ Kể lang man về kinh nghiệm trong đơn xin việc

Nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian và nhân lực để xem hết đơn tuyển dụng một cách cẩn thận. Họ chỉ lướt qua những điểm quan trọng trong đó, chẳng hạn như phần kinh nghiệm làm việc.

Nhiều người thường kể chi tiết “tôi đã làm công việc abc ở công ty Y, tôi làm như thế nào trong thời gian đó,…” điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng mệt mỏi và nhàm chán trước đơn xin việc của bạn.

Điều cần thiết trong phần này chính là bạn nên ghi cụ thể mốc thời gian, kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ như: năm 2015-2017 tôi làm nhân viên kinh doanh ở công ty Y và đã tăng doanh thu công ty lên ?% vào năm 2016, để làm được điều đó, tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc…

 

7/ Viết những kinh nghiệm làm việc không liên quan trong đơn xin việc

Đa phần người viết đơn xin việc đều viết nhiều kinh nghiệm làm việc khác nhau trong đơn nhưng lại quên mất việc liệt kê các kinh nghiệm phải liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Việc “ông nói gà bà nói vịt” sẽ chẳng bao giờ đi đến kết cục tốt vì chẳng thể hiểu được nhau. Bạn không thể ứng tuyển vào vị trí kế toán mà lại ghi có kinh nghiệm viết lách, cũng chẳng thể ứng tuyển vào vị trí đầu bếp mà ghi kinh nghiệm là dạy học giỏi,…

Điều này quá phi logic, khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn không phù hợp với vị trí họ cần. 

Vì thế, bạn chỉ nên liệt kê những kinh nghiệm có khả năng bổ trợ và liên quan phần nào đến vị trí mình muốn ứng tuyển. Như vậy vừa tăng tính thuyết phục vừa không gây rườm rà trong lá đơn.

7 sai lầm lớn mà người trẻ hay mắc phải khi viết đơn xin việc được cung cấp ở trên sẽ là hành trang cần thiết trên hành trình tìm kiếm việc làm của bạn. Hãy note chúng lại và đừng để bản thân mắc phải sai lầm nào nhé. 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers