adsads
Lượt Xem 1 K

Để trở thành một ứng viên số một trong lĩnh vực Marketing, bạn không chỉ cần một CV xin việc với các thông tin cụ thể, rõ ràng mà còn phải khiến nó trở nên thật nổi bật và thu hút. Vậy làm sao để các thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng vốn bình bình trở nên thật lung linh trong mắt nhà tuyển dụng? Hãy cùng HR Insider khám phá ngay những mẫu CV xin việc Marketing đang được ưu chuộng hiện nay để tìm ra giải pháp cho riêng mình nhé!

Cv xin việc ngành Marketing gồm những nội dung gì?

Trước khi bắt tay vào viết CV xin việc ngành Marketing, bạn cần phải lập ra danh sách các nội dung quan trọng, cần phải thể hiện trong CV và thứ tự ưu tiên của các nội dung này. Vì thế, đừng bỏ sót những nội dung quan trọng sau đây:

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Kinh nghiệm việc làm
  • Kỹ năng công việc
  • Bằng cấp liên quan

Bên cạnh đó, cách viết CV xin việc giúp bạn gây ấn tượng hơn các ứng viên khác chính là sự tỉ mỉ và có chọn lọc. Vì thế, bạn đừng chỉ viết một CV đơn giản và dùng nó gửi đến tất cả các nhà tuyển dụng mà hãy dành chút thời gian tìm hiểu vị trí công việc mới, yêu cầu của nhà tuyển dụng. Sau đó, bạn hãy chọn lọc nội dung phù hợp, viết thành một bản CV “độc quyền” và dùng nó để gửi đến nhà tuyển dụng.

>>> Tạo CV online với thiết kế đẹp mắt trong vòng 3 bước tại đây

Các loại CV xin việc ngành Marketing hiện nay

Song song với việc tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng và chọn lọc nội dung, bạn còn cần phải hiểu thị trường Marketing và thể hiện được sự hiểu biết đó trong CV xin việc của mình.

Như hiện nay, ngành Marketing nhìn chung đang được phân thành 3 nhóm chính, với tính chất và yêu cầu công việc khác nhau mà khi viết CV xin việc, bạn không thể không phân biệt rõ.

Nhóm 1: Marketing truyền thống

Đặc thù công việc của nhóm này là chịu trách nhiệm trực tiếp đến khả năng bán hàng, phát triển mối quan hệ với công chúng thông qua các kế hoạch quảng cáo, truyền thông trực tiếp.

Vì thế, khi viết CV xin việc trong nhóm này, bạn cần phải đề cập chi tiết trong phần kinh nghiệm làm việc về các thành tựu, thị trường và số liệu mà bạn đã đạt được khi tiếp thị sản phẩm hoặc mặt hàng nào đó.

Nhóm 2: Digital Marketing

Công việc của nhóm này sẽ thiên về các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng trực tuyến. Vì thế, khi viết CV xin việc ở lĩnh vực này, bạn nên chia sẻ về các kĩ năng như SEO, SEM, Social Media, Email Marketing,…

Ngoài ra, bạn còn có thể chia sẻ thêm về các bằng cấp, chứng chỉ về các khóa học Digital Marketing để thu hút nhà tuyển dụng hơn.

>>> Tải ngay: Các mẫu CV xin việc của các vị trí trong ngành Marketing (Tiếng Anh)

Nhóm 3: Quản lý Marketing

Ở cấp bậc quản lý, CV xin việc của bạn phải thể hiện được không chỉ kĩ năng chuyên môn mà còn phải chứng minh được khả năng lên chiến lược, kế hoạch, phân tích khách hàng,…

CV xin việc ở cấp bậc này cũng cần thể hiện được kinh nghiệm trong với việc quản lý ngân sách và theo dõi các mục tiêu, phương pháp lên kế hoạch thông qua các con số cụ thể.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 8 website hỗ trợ tạo CV online

Những lỗi cần tránh trong CV xin việc ngành Marketing 

Để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, khi viết CV xin việc ngành Marketing, bạn cần phải tránh những lỗi sau:

  • Các mốc thời gian không rõ ràng, cụ thể
  • Các kĩ năng mô tả chung chung, không cụ thể
  • Mắc phải các lỗi chính tả cơ bản như dấu câu, xuống dòng,..

>>> Xem thêm: 5 lỗi cần tránh khi viết CV xin việc  

Hy vọng các thông tin sau sẽ giúp các bạn trở thành ứng viên nổi bật trong lĩnh vực Marketing nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bạn có đang bị công ty cũ theo dõi sau khi nghỉ việc?

Sau khi rời khỏi một công việc cũ và tìm kiếm việc làm mới, nhiều ứng viên cảm thấy lo lắng với việc có thể...

Làn sóng AI ập đến: Top 10 kỹ năng nhân sự 30+ cần phải nắm bắt

Làn sóng AI hiện nay đang tạo ra nhiều thay đổi chóng mặt đối với nhiều ngành nghề, từ sản xuất, dịch vụ đến ngành...

Luyện kỹ năng dẫn dắt buổi họp hiệu quả với Sếp và lãnh đạo cấp cao

Buổi họp với sếp và các lãnh đạo cấp cao sẽ là cơ hội tuyệt vời nếu bạn có thể trình bày thật tốt, nhưng...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Bài Viết Liên Quan

Bạn có đang bị công ty cũ theo dõi sau khi nghỉ việc?

Sau khi rời khỏi một công việc cũ và tìm kiếm việc làm mới, nhiều...

Làn sóng AI ập đến: Top 10 kỹ năng nhân sự 30+ cần phải nắm bắt

Làn sóng AI hiện nay đang tạo ra nhiều thay đổi chóng mặt đối với...

Luyện kỹ năng dẫn dắt buổi họp hiệu quả với Sếp và lãnh đạo cấp cao

Buổi họp với sếp và các lãnh đạo cấp cao sẽ là cơ hội tuyệt...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers