adsads
shutterstock 1818645326
Lượt Xem 722

Lắng nghe ý kiến đồng nghiệp

Con người ai cũng sở hữu yêu cầu được tôn trọng. Vì vậy, việc lắng nghe ý kiến đồng nghiệp một cách trân trọng là điều cần thiết. Bạn hãy nhìn thẳng vào họ, chú tâm đến nội dung của cuộc giao tiếp và đừng ngắt lời khi họ chưa nói xong. Đây chính là nghệ thuật giao tiếp với đồng nghiệp mà bạn cần quan tâm.

Dù là chủ đề gì? công việc hay cuộc sống hằng ngày bên lề công việc, bạn đều cần chú tâm lắng nghe đồng nghiệp. Đôi khi họ nói ra với bạn không phải mong đợi được trợ giúp điều gì, mà đơn giản họ đang cần một người có thể tin tưởng hoàn toàn để chia sẻ và trò chuyện.

Giải tỏa hiểu lầm bằng cách đàm thoại

Trong môi trường công sở, sự ganh đua là điều không thể tránh khỏi. Sẽ có những tin đồn sai sự thật về bạn được lan truyền ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp khác.

Tùy vào tính chất của sự việc mà bạn có thể chọn cách im lặng để thời gian trả lời hoặc giải thích làm rõ hiểu lầm. Tuy nhiên, khi sự việc đi quá xa, ảnh hưởng đến công việc, tâm trạng và danh dự của bản thân thì bạn nên gặp trực tiếp đồng nghiệp hoặc đối thoại 3 bên cùng người lan truyền tin đồn để giải quyết triệt để vấn đề.

Phản biện theo hướng tích cực

Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp cần được trau dồi mỗi ngày. Bởi cùng một câu nói nhưng cách diễn đạt và thái độ có thể đưa nội dung đi theo hướng khác nhau. Trong môi trường công sở, để công việc đạt kết quả, những ý kiến đóng góp, thậm chí là phản bác ý kiến của người khác là điều khó tránh khỏi.

Bạn cần hiểu rằng, mọi phản biện đều với mục đích làm cho mọi thứ tốt hơn chứ không phải vì muốn “dìm hàng” một ai đó. Vì thế, nghệ thuật ứng xử với đồng nghiệp thông minh được thể hiện trong tình huống này là điều tiết cảm xúc cá nhân, đảm bảo ý của bạn đang trình bày đi theo hướng góp ý tích cực cho toàn phòng ban.

Gây dựng lòng tin nơi đồng nghiệp

Nghệ thuật ứng xử với đồng nghiệp tiếp theo là kỹ năng xây dựng lòng tin nơi đồng nghiệp. Bởi có lòng tin ở nhau, tập thể mới đoàn kết, hết mình vì công việc, vì mục tiêu chung. Xây dựng lòng tin nơi đồng nghiệp không chỉ qua thành tích làm việc, mà còn nằm ở thái độ sống, đạo đức của bạn.

Việc giao tiếp trung thực, rõ ràng và minh bạch sẽ giúp bạn xây dựng thành công lòng tin nơi đồng nghiệp ở công sở. Khi đã có được lòng tin từ tập thể, các xung đột hiểu lầm sẽ giảm thiểu đến mức tối đa, quá trình hợp tác làm việc diễn ra suôn sẻ, công việc đạt kết quả tốt.

Bên cạnh đó, những gì người khác chia sẻ riêng, bạn hãy xem đó là bí mật của bản thân. Không nên tiết lộ cho người thứ ba dù các bạn có thân thiết đến mức nào đi chăng nữa.

Quan tâm đến sở thích của đồng nghiệp

Sở thích không chỉ là vấn đề thời trang, âm nhạc, đồ ăn hay thức uống mà đó còn là những thói quen sinh hoạt thường ngày. Có những đồng nghiệp không thích nói chuyện cá nhân trong giờ làm việc, vì thế bạn nên tâm sự với họ trong giờ nghỉ giải lao hoặc sau giờ làm việc. 

Thói quen giao tiếp của mỗi người cũng khác nhau, có người thích nhắn tin, có người thích gọi điện, có người lại thích gặp café nói chuyện… Nếu chú ý một chút, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra nhiều điều thú vị ở mỗi đồng nghiệp. Đây cũng là nghệ thuật ứng xử với đồng nghiệp mà bạn cần trau dồi mỗi ngày.

Không làm phiền đồng nghiệp

Một cuộc trò chuyện quá dài đôi khi sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy mất thời gian nhưng vì phép lịch sự nên họ sẽ không nói ra. Thế nhưng, về sau họ sẽ hạn chế giao tiếp hoặc trao đổi công việc riêng với bạn.

Trong môi trường công sở, mọi người đều có quỹ thời gian như nhau nhưng khối lượng công việc lại khác nhau. Vì vậy, hãy súc tích, ngắn gọn, đi vào trọng tâm mọi vấn đề là kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp mà bạn nên áp dụng, cho dù là công việc hay tâm sự cá nhân.

Không nói dối đồng nghiệp

Một trong những kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp bạn cần lưu ý là không nên nói dối đồng nghiệp. Không một ai muốn mình bị người khác nói dối cả. Nếu đồng nghiệp mới mua một chiếc áo mới và hỏi bạn có đẹp không. Bạn tuyệt đối cần tránh tình trạng, ken đẹp trước mặt rồi lại nói với người khác là xấu sau lưng họ.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên chê trực tiếp mà hãy chọn câu trả lời thật khéo léo để nói với đồng nghiệp rằng chiếc áo đó không thực sự phù hợp.

Nghệ thuật ứng xử với đồng nghiệp là “hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn mong muốn được đối xử”. Dù rằng mỗi người mỗi tính cách, rất khó để làm hài lòng tất cả mọi người nhưng với kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp mà chúng tôi vừa chia sẻ, nếu áp dụng chắc chắn bạn sẽ tạo dựng mối quan hệ công việc tốt với đồng nghiệp trong doanh nghiệp.

 

>> Xem thêm: Bạn nên chọn công việc vì tiền, kinh nghiệm hay vì đam mê?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay một freelancer thì cách viết bài chuẩn SEO đều cần...

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với công việc của mình. Hơn hết còn giúp...

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng sẽ giúp bạn xây dựng một cuộc sống và sự nghiệp thành...

8 bước xác định mục tiêu dự án thành công

Việc xác định mục tiêu dự án không chỉ là một bước quan trọng mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho quá...

Xác định mục tiêu quảng cáo: Chìa khóa thành công cho chiến dịch hiệu quả

Việc xác định mục tiêu quảng cáo đúng đắn không chỉ giúp doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào các mục tiêu cụ thể mà...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay...

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc...

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng sẽ giúp...

8 bước xác định mục tiêu dự án thành công

Việc xác định mục tiêu dự án không chỉ là một bước quan trọng mà...

Xác định mục tiêu quảng cáo: Chìa khóa thành công cho chiến dịch hiệu quả

Việc xác định mục tiêu quảng cáo đúng đắn không chỉ giúp doanh nghiệp tập...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers