adsads
Shutterstock 2108951753 1
Lượt Xem 4 K

Chưa quen được công việc

Giai đoạn chuyển mình giữa lúc đi học và đi làm rất quan trọng. Thời sinh viên, có thể bạn đã đi làm, nhưng với công việc part time sẽ không giống với công việc ngay sau khi ra trường. Bạn phải vận dụng tất cả các kiến thức bạn tích lũy được suốt những năm tháng ở Đại học để áp dụng cho công việc hiện tại. Sẽ có dấu hiệu bạn cảm thấy khó hoặc chưa thể làm việc. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bối rối vì những điều bạn chưa từng được học, bạn cần phải học và tìm hiểu từ đầu. Đừng quá lo lắng, bởi bạn có thời gian để thử việc, thông thường sẽ rơi vào thời gian hai tháng. Trong thời gian hai tháng này, vì là một nhân viên đang thử việc nên hãy tận dụng cơ hội để học hỏi. Bạn có thể hỏi các đồng nghiệp và cấp trên về quy trình công việc như thế nào. Cần làm việc độc lập hay phối hợp cùng ai. Luôn cần một thái độ đúng đắn.

Những suy nghĩ tiêu cực

Khi mới bắt đầu công việc, bạn rất dễ bị rơi vào cảm giác nghi ngờ bản thân. Bởi bạn đang tiếp xúc với mọi thứ hoàn toàn mới. Bạn nhìn xung quanh các đồng nghiệp làm việc rất tất bật và chuyên nghiệp. Và rồi bạn nhìn lại chính mình và nảy sinh ra các câu hỏi: Công việc này có phù hợp với mình? Mọi người có đang cười vì mình không biết hay không? Liệu công việc này sẽ gắn bó lâu dài?…Bạn sẽ bủa vây với rất nhiều câu hỏi mà chưa thể trả lời được. Việc cần làm của bạn là hãy dừng những suy nghĩ tiêu cực lại. Đây là tâm lý chung của nhiều người, nên đừng tự tạo áp lực cho bản thân. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực lấn át làm ảnh hưởng đến công việc. Hãy cứ thử và dám làm. Bởi ai cũng bắt đầu từ những bước đi nhỏ nhỏ. Chỉ là bạn chưa chứng kiến được hành trình trình của họ. Rồi bạn sẽ dần quen việc đến lúc đó bạn sẽ không còn bận tâm cho các câu hỏi trên.

Làm quen với văn hóa của công ty

Văn hóa công sở mỗi nơi, mỗi công ty, doanh nghiệp một khác. Thế nên, học về văn hóa công ty là điều rất cần thiết khi bạn là một người mới. Hãy học cách quan sát, từ việc quan sát bạn có thể biết được phần nào đặc trưng của công ty, công việc. Đây là môi trường có tính chất tập thể, hay cá nhân làm việc độc lập. Trong các cuộc họp hay các dịp sinh hoạt, dịp lễ. Bạn nên đi làm sớm hơn và ở lại muộn hơn tần 10-15 phút để có thể hiểu rõ hơn lối ứng xử, cách làm việc trong văn phòng.

Cách xử lý 5 vấn đề thường gặp cho người mới đi làm

Tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp

 Đồng nghiệp sẽ là những người cùng bạn phát triển và thành công trong công việc.Khi bắt đầu môi trường mới, bằng việc giới thiệu bản thân mình với đồng nghiệp mới một cách dễ dàng với sự thân thiện trong buổi đầu gặp mặt. Bạn cũng nên nhớ tên và công việc của các đồng nghiệp. Xem ai là người có liên quan trực tiếp đến công việc của bạn để về sau cùng nhau hỗ trợ. Song, để có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, bạn cần duy trì sự giao tiếp thường xuyên và hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc. Hãy luôn cởi mở và chủ động giao tiếp, nếu bạn chưa rõ hay hiểu vấn đề gì, bạn có thể hỏi và nhờ mọi người giúp đỡ. Bạn cũng có thể hỗ trợ mọi người khi họ cần sự trợ giúp. Đừng ngại ngùng hay quá khép kín, bởi điều này sẽ tạo nên khoảng cách từ ban đầu. Rồi bạn sẽ có thể có những mối quan hệ mà bạn mong muốn ở chốn công sở.

Quản lý thời gian

Bạn sẽ gặp phải vấn đề về thời gian. Thông thường, khi đi học lịch học của bạn sẽ được sắp xếp và linh hoạt theo việc đăng kí tín chỉ của bạn. Thế nhưng, bắt đầu công việc mới bạn phải làm việc cả ngày 8 tiếng. Có những ngày bạn phải đối mặt với sự uể oải trong việc hay những cơn buồn ngủ. Hãy luôn cố gắng nghỉ ngơi khi ở nhà để có thể làm việc hiệu quả hơn đi làm. Cố gắng tập trung vào công việc. Có lúc bạn sẽ áp lực thời gian trong việc xử lý công việc của mình. Bạn nên tạo thói quen lập danh sách và sắp xếp công việc theo một kế hoạch trong ngày. Bên cạnh đó, việc cân bằng giữa công việc và các hoạt động cá nhân cũng cần được lên kế hoạch rõ ràng để tránh phải đối mặt với áp lực công việc.

Bắt đầu một môi trường mới sẽ có rất nhiều vấn đề mà bạn gặp phải. Tuy nhiên,trên đây là 5 vấn đề mà sinh viên mới đi làm thường rất hay gặp phải nhất. Hy vọng với những gợi ý, bạn sẽ có một sự chuẩn bị thật chu đáo, một thái độ phù hợp, luôn luôn có tinh thần học hỏi và tích lũy dần dần rồi bạn sẽ sớm hòa nhập với môi trường mới.

Xem thêm: Tại sao nên cập nhật CV ngay cả khi có việc?

— HR Insider/Theo Luật Việt  —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với công việc của mình. Hơn hết còn giúp...

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay một freelancer thì cách viết bài chuẩn SEO đều cần...

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với công việc của mình. Hơn hết còn giúp...

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng sẽ giúp bạn xây dựng một cuộc sống và sự nghiệp thành...

8 bước xác định mục tiêu dự án thành công

Việc xác định mục tiêu dự án không chỉ là một bước quan trọng mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho quá...

Bài Viết Liên Quan
8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc...

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay...

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc...

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng sẽ giúp...

8 bước xác định mục tiêu dự án thành công

Việc xác định mục tiêu dự án không chỉ là một bước quan trọng mà...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers