• .
adsads
Screen Shot 2023 07 22 at 02.08.10
Lượt Xem 416

Đừng bao giờ nghĩ rằng buổi phỏng vấn trực tiếp là cuộc trò chuyện một chiều, chỉ nhà tuyển dụng hỏi – ứng viên trả lời. Với vai trò là nhà tuyển dụng, bạn cũng nên trang bị các cách đặt câu hỏi phỏng vấn để đánh giá chính xác ứng viên và tìm kiếm được người thật sự phù hợp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu những cách đặt câu hỏi phỏng vấn thông minh ngay trong bài viết này nhé!

1. Các dạng câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ứng viên

Đặt câu hỏi mở

Dạng câu hỏi phỏng vấn mở yêu cầu ứng viên tư duy và nêu ra ý kiến của mình. Trong cách đặt câu hỏi phỏng vấn dạng mở sẽ không giới hạn câu trả lời của ứng viên. Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này với mục đích tìm hiểu sâu hơn về ứng viên như phong cách làm việc, mục tiêu, định hướng phát triển,…

Đặt câu hỏi giả định

Câu hỏi giả định thường mở đầu bằng tình huống giả định rồi yêu cầu ứng viên nêu lên quan điểm, cách giải quyết của bản thân. Cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn theo dạng giả định sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề và cách mà ứng viên nhìn nhận tình huống. Để đặt được dạng câu hỏi giả định hiệu quả, xây dựng được vấn đề cụ thể thì đòi hỏi người phỏng vấn phải có khả năng phỏng vấn tuyển dụng tốt.

Đặt câu hỏi đuổi

Đây là dạng câu hỏi xoáy nhằm “thử thách” kỹ năng thích ứng của ứng viên bằng cách ra ra các câu hỏi liên tiếp. Dạng câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng kiểm chứng được độ trung thực trong từng câu trả lời. Thông thường, ứng viên nhanh nhẹn, tự tin sẽ phản ứng linh hoạt để thể hiện ưu điểm của mình. Ngược lại, ứng viên ít kinh nghiệm sẽ vụng về và bị dồn vào ngõ cụt.

cách đặt câu hỏi phỏng vấn

Đặt câu hỏi thăm dò

Câu hỏi thăm dò sẽ giúp ứng viên suy nghĩ kỹ càng hơn về câu trả lời của mình nên sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng thấy được chi tiết hơn. Với dạng câu hỏi này cũng khiến ứng viên biểu lộ những nội dung chưa chuẩn bị để thể hiện trong cuộc phỏng vấn. Nếu bạn thấy ứng viên đang cố lảng tránh chủ đề gì đó hay nếu bạn bị mất dấu những gì ứng viên đang nói thì bạn có thể áp dụng các câu hỏi thăm dò.

Đặt câu hỏi dạng phễu

Dạng câu hỏi phỏng vấn này tập trung đào sâu một vấn đề. Để áp dụng dạng hiệu quả dạng câu hỏi dạng phễu, nhà tuyển dụng nên bắt đầu từ câu hỏi chung chung về vấn đề muốn biết rồi tiếp tục đặt các câu hỏi chi tiết hơn.

2. “Đọc vị” ứng viên với cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn theo mô hình STAR

Mô hình STAR là dạng câu hỏi phỏng vấn hành vi đang được ứng dụng nhiều trong công tác tuyển dụng. STAR là viết tắt của Situation (tình huống) – Task (nhiệm vụ) – Action (hành động) – Result (Kết quả). Những câu hỏi phỏng vấn dạng này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định liệu ứng viên có kỹ năng xử lý những tình huống, giải quyết vấn đề trong công việc hay không. Đồng thời, áp dụng mô hình này giúp nhà tuyển dụng đánh giá những kỹ năng cần thiết trong công việc cũng như cách thức mà ứng viên áp dụng kỹ năng đó để xử lý vấn đề.

Những câu hỏi phỏng vấn hành vi thường bắt đầu bằng “Hãy kể cho chúng tôi nghe về, mô tả tình huống, cho tôi ví dụ cụ thể về, bạn có bao giờ…” Tiếp đó, yêu cầu ứng viên trình bày tình huống đó bằng cách đưa ra câu hỏi: Tình huống đó đã xảy ra như thế nào? Vai trò của bạn là gì? Bạn hành động như thế nào? Kết quả đạt được ra sao?…

Ví dụ cụ thể về câu hỏi phỏng vấn hành vi kèm câu trả lời cho bạn tham khảo:

Câu hỏi: Hãy kể cho chúng tôi nghe về một lần bạn đã vượt qua tình huống khó khăn trong công việc.

  • Tình huống: “Trong công việc trước đây, trưởng nhóm kinh doanh trong công ty chúng tôi nghỉ việc mà không thông báo trước. Vì trưởng nhóm là người trực tiếp lãnh đạo nhóm thực hiện kinh doanh bán hàng nên lúc đầu chúng tôi không biết làm như thế nào khi người đứng đầu vắng mặt.”
  • Nhiệm vụ: “Là nhân viên kinh doanh mới vào nghề, tôi đã quyết định tự mình đảm nhận KPI để đảm bảo công việc đạt được mục theo doanh số đề ra.”
  • Hành động: “Để làm được điều đó, tôi đã gặp trưởng phòng, giám đốc kinh doanh và đề xuất chương trình đào tạo nhóm tôi về lĩnh vực công việc kinh doanh khó hơn. Sau đó, tôi làm việc hết mình, tư duy logic thấu đáo và năng động hoàn thành tốt công việc. Sau đó, tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm và trở thành người hướng dẫn cho thực tập sinh.”
  • Kết quả: “Cuối cùng, tôi đạt chỉ tiêu đặt ra. Cấp trên rất ấn tượng trước nỗ lực của tôi nên tôi đã được thăng chức lên làm trưởng nhóm kinh doanh sau thời gian ngắn”.

cách đặt câu hỏi phỏng vấn

3. Bí quyết giúp nhà tuyển dụng nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi

Để đánh giá chính xác năng lực của ứng viên là điều không hề dễ dàng. Do đó, ngoài lý thuyết của trên bản CV của ứng viên, nhà tuyển dụng còn phải hết sức chú trọng vòng phỏng vấn. Hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây để có được cách đặt câu hỏi phỏng vấn chuẩn nhất:

Luyện tập trước buổi phỏng vấn

Một sai lầm thường gặp trong công tác tuyển dụng là chỉ ứng viên mới phải luyện tập trước buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, phỏng vấn là quá trình trao đổi giữa nhà tuyển dụng với ứng viên. Và để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đảm bảo cho buổi phỏng vấn diễn ra hiệu quả thì nhà tuyển dụng cũng nên chuẩn bị trước. Đó có thể là tổ chức buổi thực hành với đồng nghiệp rồi xin góp ý từ họ để điều chỉnh, hoàn thiện khả năng đặt câu hỏi phỏng vấn, giao tiếp, đàm phán, thuyết phục. Có như thế, buổi phỏng vấn mới diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả.

Nghiên cứu ứng viên trước vòng phỏng vấn trực tiếp

Nghiên cứu trước về ứng viên giúp nhà tuyển dụng biết được sơ bộ về năng lực và kinh nghiệm làm việc của ứng viên để lựa chọn câu hỏi phỏng vấn thích hợp. Bên cạnh đó, tìm hiểu trước về ứng viên còn giúp nhà tuyển dụng tránh được việc hỏi lại thông tin đã cung cấp trong hồ sơ, tiết kiệm được thời gian để tập trung vào câu hỏi chuyên môn.

cách đặt câu hỏi phỏng vấn

Soạn sẵn bộ câu hỏi

Nhà tuyển dụng nên soạn sẵn bộ câu hỏi phỏng vấn để khai thác chính xác thông tin cần thiết của ứng viên. Bộ câu hỏi phỏng vấn phải được xây dựng phong phú, kết hợp câu hỏi mở/đóng, câu hỏi kiến thức chuyên môn, tình huống hành vi,… để đánh giá toàn diện về ứng viên.

Linh hoạt phỏng vấn

Ở đây, linh hoạt có nghĩa là bạn phải biết cách thay đổi kế hoạch phỏng vấn của mình dựa trên tình huống, hoàn cảnh hiện tại. Hãy sẵn sàng chấp nhận những sai lệch so với kế hoạch đã vạch ra trước đó và đảm bảo cho buổi phỏng vấn được hiệu quả, đi đúng hướng.

Lắng nghe ứng viên nhiều hơn

Bạn phải đặt ra những câu hỏi thích hợp, trao đổi với ứng viên. Trong cuộc giao tiếp phỏng vấn, hãy cho ứng viên thời gian diễn giải câu trả lời của mình, tập trung lắng nghe họ. Đồng thời, hãy vận dụng phương thức giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ,… để tạo cảm giác thoải mái cho ứng viên, giúp họ hoàn thành cuộc phỏng vấn với kết quả tốt nhất.

Chìa khóa thành công cho các cuộc phỏng vấn không chỉ là đưa ra câu trả lời đúng của ứng viên mà nhà tuyển dụng còn phải đặt ra những câu hỏi thông minh, chuẩn xác. VietnamWorks đã chia sẻ các vấn đề xoay quanh về cách đặt câu hỏi phỏng vấn, hy vọng bạn sẽ áp dụng hiệu quả.

Xem thêm: Tổng hợp bài test phỏng vấn kế toán có đáp án mới nhất hiện nay

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers