adsads
26 1200x900
Lượt Xem 3 K

Nếu như bạn biết được sếp là một người trẻ tuổi hơn mình, bạn sẽ có cảm giác ngại ngùng, mất tự nhiên khi giao tiếp với sếp, bởi thường tâm lý của con người không tin tưởng vào người trẻ hơn, cho rằng những người trẻ tuổi không có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Bạn có hai lựa chọn khi phải đối mặt với tình huống này: Tiếp tục ở lại công ty để phát triển sự nghiệp với người quản lý trẻ tuổi hoặc chuyển sang một công việc mới, chỗ làm mới có sếp lớn hơn. 

Nếu bạn lựa chọn tiếp tục ở lại, dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý trong cách ứng xử với vị sếp nhỏ tuổi hơn. 

Thể hiện sự tôn trọng

Để lên được cấp quản lý, người đó chắc hẳn phải là người có tiềm năng, tố chất lãnh đạo, họ không thể nào được trao quyền quản lý nếu thiếu năng lực. Họ ngồi được vị trí đó ở tuổi đời trẻ chắc chắn họ có bề dày thành tựu và tạo được uy tín với cấp trên. Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong giao tiếp là sự tôn trọng với đối tượng giao tiếp. Bạn nên thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người quản lý dù họ là người nhỏ tuổi hơn bạn.

Để làm được điều này, bạn cần biết lắng nghe, có một tinh thần hợp tác với sếp trong công việc hàng ngày. Bạn làm việc và cư xử với sếp trên tinh thần hợp tác và tôn trọng đối với sếp của mình, bạn sẽ nhận được cách ứng xử tương tự từ sếp. Đừng trở nên cáu kỉnh, nếu không bạn sẽ trở thành con người tự cao về năng lực của bản thân mà không thể nhìn thấy được những kỹ năng mà mình cần cải thiện cho con đường sự nghiệp. 

Thẳng thắn trong cách giải quyết vấn đề

Khoảng cách giữa các thế hệ tạo nên sự khác biệt trong suy nghĩ và phong cách làm việc. Bất kể bạn bằng tuổi hay hơn tuổi, nhỏ tuổi với sếp, việc bất đồng quan điểm là việc dễ xảy ra, nhưng nếu biết cách xử lý cẩn thận không gây nên xích mích lớn mới thật sự là bản lĩnh và sự khác biệt trong cách cư xử của mỗi người. 

Bởi bạn là người quyết định ở lại và làm việc cùng với sếp, bạn cần chú ý sự rõ ràng trong giao tiếp. Một buổi trao đổi thẳng thắn và chân thành sẽ giúp bạn với sếp thấu hiểu được nhau hơn, hiểu thêm về mục đích làm việc, còn giúp xóa tan sự bất đồng, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình làm việc chung. Hãy cố gắng sắp xếp một buổi trao đổi với người quản lý trẻ tuổi của bạn về những kỳ vọng, mục tiêu của bạn trong công việc, phong cách làm việc, vai trò và những nhiệm vụ bạn làm từ trước một cách cụ thể. Đồng thời, bạn cũng nên lắng nghe những phản hồi từ sếp về bạn, điều này giúp cả hai thấu hiểu được nhau và bạn có thể trở thành một trợ thủ đắc lực cho sếp sau buổi trao đổi đó. Những góp ý từ hai phía sẽ giúp bạn và sếp thích nghi được trước những thay đổi trong công việc, đồng thời điều chỉnh những chỗ chưa hợp và làm việc ăn ý hơn. 

Nghệ thuật không cần "nịnh" sếp nhưng vẫn được trọng dụng và thăng chức nhanh chóng

Cùng nhau phát triển

Khi giao tiếp với người ít tuổi hơn mình, chúng ta thường có xu hướng trở thành người đi trước với họ, nhưng nếu bạn thường xuyên đưa ra những lời dạy bảo, “lên lớp” trong những tình huống giao tiếp tế nhị, điều này khiến bạn mất điểm trong mắt đồng nghiệp mà còn khiến sếp không hài lòng về cách ứng xử của bạn.  

Nếu như người quản lý của bạn cần sự giúp đỡ của bạn trong công việc, bạn hãy chia sẻ những thông tin hữu ích, cần thiết cho sếp, nên thể hiện tác phong chuyên nghiệp và năng lực của mình trong công việc. Đặc biệt, bạn không nên tỏ ra khoe khoang hống hách như sếp mới chưa rõ một thứ trong hoạt động của công ty, bạn vẫn nên khiêm tốn và tôn trọng làm việc với mọi người.

Mục tiêu chung của công việc

Mục tiêu chung của công ty chính là cơ sở để tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Mỗi một phòng ban sẽ có một mục tiêu riêng, nhưng những mục tiêu đó đều hướng về mục tiêu chung. Mục tiêu chung của bạn với sếp hay với tất cả mọi người trong phòng làm việc của bạn đều là phát triển công việc chung của phòng để đạt được thành quả tốt nhất. Hãy tập trung vào mục tiêu của đội – nhóm, định hướng của công ty, gắn kết chúng với nhau, bạn sẽ tìm được con đường phát triển đúng đắn, từ đó những dự án và định hướng tiếp theo sẽ ngày càng rõ ràng hơn.

Những hành vi chống đối sẽ khiến tiến độ của công việc ngưng trệ, dẫn tới việc không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì thế, bạn và mọi người cũng cần có một thái độ làm việc nghiêm túc, điều chỉnh lại những điểm bất đồng trong cách làm việc sẽ giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tạo nên sự gắn kết trong bộ phận.

Sống thật với số tuổi của mình

Hòa hợp với sếp là điều ai cũng muốn vì muốn để sếp đánh giá tốt về mình. Tuy nhiên, bạn không cần phải cố gắng ứng xử trẻ trung hơn để phù hợp với người quản lý của bạn chỉ vì họ trẻ tuổi hơn bạn. Đừng cố ép mình mặc những quần áo sành điệu hay sử dụng những ngôn ngữ giới trẻ,… Bạn hãy là chính mình, cởi mở nhìn nhận vấn đề trong công việc của bạn chứ không phải là cuộc sống cá nhân.

Đặc biệt, tuổi tác chỉ là một con số, bạn không nên cảm thấy tự ti vì tuổi tác. Nếu cấp trên của bạn là người có khả năng lãnh đạo, tạo động lực theo đam mê, hỗ trợ mọi người đạt được kết quả thành công cho cả nhóm, thì bạn cố gắng nỗ lực làm việc hơn nữa, lúc đó, bạn sẽ tuổi tác không phải là điều khiến bạn tự ti. 

Xem thêm: Đồng nghiệp thích “chọc ngoáy” đời tư, xử lý như thế nào?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers