adsads
Lượt Xem 750

Chủ đề giao tiếp với đồng nghiệp nữ 

Phái nữ thường rất hứng thú với những chủ đề liên quan đến shopping, làm đẹp như thời trang, mỹ phẩm và ăn uống như quán ăn ngon, quán cafe đẹp… Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách khen “túi xách này chị mua ở đâu nhìn đẹp quá”, “chị sài kem gì mà nay da dẻ nhìn trắng vậy” hoặc “em mới biết quán cafe này view đẹp lắm, chụp hình sống ảo là miễn chê”…

Đồng nghiệp nữ của bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và hào hứng đáp trả, chia sẻ về gu thời trang, cách chọn mỹ phẩm, địa chỉ mua sắm tin cậy hay quán ngon view đẹp… Nếu có thể, cô ấy sẽ hẹn bạn cùng đi shopping hoặc cafe ăn uống vào cuối tuần nữa đấy.

Bên cạnh shopping, làm đẹp, ăn uống… thì tình cảm cũng là một chủ đề được phái nữ rất quan tâm. Chị em phụ nữ thường muốn tâm sự và tìm lời khuyên mỗi khi gặp vấn đề trong chuyện tình cảm. Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách quan tâm thân tình như “thứ 7 vừa rồi hẹn hò có gì vui không bé?”, “lễ này vợ chồng chị tính đi du lịch ở đâu chưa ạ?” hoặc “bà có chuyện gì buồn à, có gì cứ tâm sự với tui cho nhẹ lòng nè”… 

Đồng nghiệp nữ của bạn sẽ mở lòng tâm sự chuyện vui buồn trong tình cảm, thậm chí còn muốn xin lời khuyên của bạn nữa đấy. Tuy nhiên nên quan tâm khéo léo kẻo rất dễ bị hiểu nhầm thành soi mói, nhiều chuyện bạn nhé!  

Chủ đề giao tiếp với đồng nghiệp nam 

Đừng nhầm tưởng nam giới có ít chủ đề trò chuyện và khó bắt chuyện bạn nhé. Bạn có thể trò chuyện rôm rả với đồng nghiệp nam về thể thao, tài chính và cả về chuyện công việc tưởng như tẻ nhạt đấy. 

Thử bắt đầu câu chuyện với câu hỏi “trận đấu tối nay ông bắt đội nào?” hoặc rủ “cuối tuần này đi chơi đá bóng không?”… Chắc chắn bạn và đồng nghiệp nam sẽ hăng say bàn tán về môn thể thao mình yêu thích. 

Nếu người ấy không thích thể thao thì bạn có thể trò chuyện về tài chính nhé. Đầu tư chứng khoán, xây nhà hoặc kế hoạch kinh doanh riêng… là những chủ đề nam giới rất quan tâm. 

Trường hợp bạn và người ấy không có điểm chung nào thì chủ đề an toàn nhất chính là công việc. Bạn có thể hỏi han xem “tình hình dự án A của ông sao rồi”, “tuần này việc nhiều không” hoặc “ông tính triển khai dự án sắp tới thế nào?”… Đừng nghĩ đàn ông chịu áp lực giỏi và không muốn tâm sự bạn nhé! Khi được quan tâm, họ có thể mở lòng giãi bày những áp lực đang phải chịu đựng trong công việc đấy.

Chủ đề giao tiếp với Sếp 

Giao tiếp với Sếp là chuyện khó khăn với rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu biết cách giao tiếp “hợp ý” Sếp thì bạn sẽ “ghi điểm” tốt và được Sếp hỗ trợ nhiều hơn trong công việc đấy. 

Bạn có thể chia sẻ về những sở thích cá nhân như “Sếp cũng thích đánh golf ạ, em thường hay đánh ở sân A lắm”, “Sếp đi du lịch ở Nhật Bản rồi ạ, kỳ nghỉ tới em định đi Nhật mà chưa biết nên tham quan những đâu” hoặc “Sếp giới thiệu em vài cuốn sách kinh doanh hay với ạ”… Khi được hỏi những câu này, Sếp không chỉ hào hứng vì được chia sẻ sở thích cá nhân mà còn cảm thấy khá hãnh diện khi được tư vấn cho người khác nữa đấy.

Bên cạnh đó, một tuyệt chiêu giao tiếp với Sếp “ghi điểm tuyệt đối” chính là trình bày về những ý tưởng công việc nảy ra trong đầu bạn. Bạn có thể kể Sếp nghe về ý tưởng truyền thông hiệu quả cho sản phẩm mới, hoặc ý tưởng giúp dự án sắp tới đạt hiệu suất cao hơn… Chắc chắn Sếp sẽ đánh giá rất cao một nhân viên chủ động và nhiệt huyết với công việc như vậy.

Lưu ý, Sếp là cấp trên của bạn nên hãy cẩn trọng trong giao tiếp, đừng trò chuyện quá thoải mái như đồng nghiệp ngang hàng bạn nhé!

Trên đây là những bí quyết giúp bạn “được yêu được quý” nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp. Chúc bạn được mọi người ở công ty yêu mến và thích trò chuyện cùng nhé!

Xem thêm: Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers