adsads
Lượt Xem 74

Năng lượng thể chất

Đầu tiên, hãy lắng nghe cơ thể và biết cách yêu thương cơ thể mình! Vì chỉ khi có sức khỏe thì bạn mới có đủ năng lượng để làm việc. 

Không chỉ dừng lại ở việc ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc đâu bạn nhé. Bạn phải biết chọn lọc loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe để nạp vào cơ thể, chẳng hạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Đồng thời, hãy đảm bảo chất lượng giấc ngủ sâu hơn như đầu tư chất liệu giường gối êm ái, ánh sáng đèn ngủ ấm dịu…

Bên cạnh đó, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày là cách nâng cao sức khỏe lành mạnh mà bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể đi bộ hoặc chạy bộ, tập yoga, tập gym… Đặc biệt là chạy bộ, bạn có thể vừa chạy vừa nảy sinh ra nhiều idea sáng tạo cho công việc vì bán cầu não lúc này hoạt động rất tích cực.

Năng lượng cảm xúc

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”. Chỉ cần bạn tập cách thay đổi suy nghĩ và điều chỉnh cảm xúc bản thân, thì cuộc đời sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn rất nhiều. Và năng lượng làm việc của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc, tâm trạng bên trong đấy. Nếu bạn biết cách kiểm soát và quản lý cảm xúc cá nhân thì mọi áp lực công việc sẽ trở nên “dễ thở” hẳn đi.

Vì vậy, hãy chủ động tạo ra dòng cảm xúc chất lượng để nâng cao nguồn năng lượng làm việc tích cực bạn nhé. Bạn có thể đọc các thể loại sách nuôi dưỡng tâm hồn, nghe nhạc không lời, xem những bộ phim truyền cảm hứng sống, tìm hiểu những tấm gương giàu nghị lực sống vươn lên…

Quan trọng nhất, hãy lắng nghe chính cảm xúc bên trong mình để cảm nhận bản thân đang cảm thấy thế nào trước mỗi vấn đề xảy ra. Sau đó quan sát và phân tích xem cảm xúc ấy tác động lớn thế nào đến hiệu suất công việc của bạn. Chẳng hạn khi bị Sếp la, bạn cảm thấy tức giận và không kiềm chế được đã lớn tiếng tranh cãi với Sếp. Hậu quả là bạn bị “mất điểm” trong mắt Sếp và dự án tiềm năng được giao cho người khác. Nếu lúc này bạn biết kiểm soát cảm xúc thì đã bình tĩnh tranh luận ôn hòa với Sếp, vừa “ghi điểm” vừa giữ được dự án lớn trong tay.

Vậy nên chúng ta phải học cách lắng nghe cảm xúc bản thân để kịp thời điều chỉnh khi cảm xúc mất cân bằng. Thử áp dụng 3 lăng kính sau bạn nhé:

– Lăng kính ngược: Hãy đặt bản thân bạn vào vị trí của người khác. Có như vậy, bạn sẽ hiểu được cảm giác và suy nghĩ của họ lúc ấy để điều chỉnh cảm xúc của mình sao cho phù hợp.

– Lăng kính “dài hạn”: Nếu đang cảm thấy tiêu cực về một vấn đề nào đó, bạn thử nhìn xa xem trong khoảng nửa năm tới, vấn đề này có còn thật sự quan trọng đến mức khiến bạn cảm thấy tiêu cực thế này không?

– Lăng kính “rộng”: Nếu đang khó chịu vô cùng vì phải kìm nén cảm xúc, hãy nghĩ rộng ra xem bạn có thể học được những gì sau chuyện này?

Năng lượng tâm trí

Có phải bạn đang làm việc mà cứ thấy điện thoại có thông báo đến thì lại vội vàng cầm lên check không? Nghe thì có vẻ không tốn thời gian mấy, nhưng với tần suất gần trăm lần thông báo mỗi ngày thì chuyện không còn đơn giản bạn nhé. 

Làm nhiều việc cùng lúc hoặc mất tập trung không chỉ khiến bạn xao nhãng, tốn thời gian mà còn vô tình làm giảm năng lượng tâm trí để tập trung làm việc. Chúng khiến não bạn phải thường xuyên di chuyển sự chú ý nên dễ gây mệt mỏi. Hiện tượng “switching time” này có thể làm tăng 25% tổng thời gian bạn cần để làm xong một công việc thông thường đấy.  

Vì vậy, hãy chỉ tập trung vào những việc mình đang tập trung làm thôi bạn nhé! Tắt thông báo điện thoại và hạn chế những thứ gây xao nhãng xung quanh. Bên cạnh đó, nên relax nhẹ sau 2 tiếng làm việc để não nghỉ ngơi và quay trở lại làm việc tập trung hơn.

Trên đây là 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực để nâng cao hiệu suất làm việc. Chúc bạn luôn dồi dào năng lượng thể chất lẫn cảm xúc, tâm trí để làm việc vui vẻ và sớm đạt mức “lương nặng” như mong ước.

Xem thêm: Những quyền lợi người lao động khi nghỉ việc cần biết

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers